Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời
Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Não bộ trong lúc thiền định
(VHPG) Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định. Nhiều nhà nghiên cứu thần kinh học đã chứng tỏ rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ trong lúc thiền định thực sự có khác biệt nơi những người thiền định đều đặn, và những bằng chứng mới nhất cho rằng những biến đổi ấy có thể xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn tám tuần. Những khám phá này tỏ ra là không tương thích với những gì người ta đã biết về cấu trúc của não bộ nơi người trưởng thành. Người ta vẫn tin rằng vào một lúc nào đó không lâu sau thời gian từ 25 đến 30 tuổi, sự tăng trưởng và phát triển ở não bộ thật sự chấm dứt. Kể từ lúc đó não bộ trở nên ngày càng nhanh chóng bị hư hoại bởi tuổi tác và những thương tổn, và sự xuống dốc của não bộ là bắt đầu từ mức tăng trưởng và phát triển cực độ đó. Nhưng những nghiên cứu mới đây về thiền định cho rằng tình trạng đáng buồn ấy không phải là điều không thể tránh được; vì sự thực hành thiền định liên kết với các biến đổi ở những vùng riêng biệt của não bộ có tính cách thiết yếu cho sự chú ý, việc học tập, và sự điều hòa cảm xúc.
Có thể điều đó không phải là đáng ngạc nhiên lắm. Khi chúng ta tập luyện về cơ bắp trong các bài tập thể dục, các bắp thịt của chúng ta lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Cấu trúc của các bắp thịt có biến đổi. Thực tế, Hầu như mọi cấu trúc của cơ thể đều có những biến đổi khi chúng được sử dụng thường xuyên hơn. Ngày nay, điều đó có vẻ cũng đúng đối với não bộ. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng khi ta tập luyện việc tung hứng, cái phần của não bộ liên quan đến việc theo dõi các đối tượng trong không gian trở nên phát triển hơn. Sự thiền định hẳn là cũng không khác gì. Như mọi cuộc nghiên cứu độc đáo khác, công trình tìm hiểu về kích thước của bộ não cũng là đối tượng tranh cãi, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một lãnh vực cho sự tìm hiểu sâu xa hơn bởi nhiều nhà khoa học.
Đi tiên phong trong việc trình bày về tác động của thiền định trên cấu trúc của bộ não là nhà nghiên cứu thần kinh học Sara Lazar thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Bà đã sử dụng máy ghi nhận hình ảnh nhờ cộng hưởng từ (MRI) để có được những bức ảnh rất chi tiết về các bộ não của 20 thiền giả tự nguyện thuộc các trung tâm thiền định chung quanh thành phố Boston rồi so sánh với các hình ảnh có được từ một nhóm đối chứng là 20 người khác không thực hành thiền định. Các thiền giả chỉ là những người có kinh nghiệm thiền định chứ không phải là Tăng, Ni, hay những người đã hoàn toàn rút lui khỏi cuộc sống thường nhật. Nhóm hành giả gồm những người có thời gian thực tập thiền định trung bình là 9 năm và vẫn dành ra một khoảng thời gian trung bình là dưới một giờ mỗi ngày để ngồi thiền. Tất cả đều là người phương Tây, sống tại Hoa Kỳ và kiếm sống bằng những công việc tiêu biểu. Những người không phải hành giả là dân địa phương tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu, tương thích với những người là hành giả về phương diện tuổi tác và giới tính nhưng hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm thực hành thiền định nào.
Lazar đã tìm hiểu sâu ở vỏ não, bề mặt che phủ phía ngoài cùng của bộ não. Đây chính là phần tiến hóa nhất của bộ não. Khi những hình ảnh về bộ não của hai nhóm được đem ra so sánh, Lazar nhận thấy phần vỏ não của nhóm hành giả dầy đặc hơn là phần vỏ não của nhóm không phải là hành giả. Thông thường người ta vẫn biết rằng vỏ não teo lại theo tuổi tác; tuy nhiên, ở những đối tượng có thiền định trong cuộc nghiên cứu của Lazar, những phần mở rộng ở vỏ não của họ có cùng độ dày như ở vỏ não của những người không tu tập thiền định trẻ hơn họ khoảng 20 tuổi.Những nghiên cứu trước đó đã cho thấy đó chính là những phần có nhiều hoạt động nhất trong quá trình thực hành thiền. Một trong những vùng đó là phần vỏ não trước trán, cái phần của bộ não nhô ra xa nhất trong hộp sọ, gần trán nhất. Một vùng khác được Lazar nhận thấy cũng có sự khác biệt là thuộc một vùng khác của vỏ não, được gọi là não thùy.
Mặc dù hết sức khó khăn để tách rời một chức năng tinh thần cụ thể nào đó khỏi một khu vực não bộ riêng biệt (và kết quả của những nỗ lực thực hiện việc này là điều vẫn gây ra tranh cãi trong cộng đồng các nhà khoa học), những khu vực riêng biệt mà Lazar đã chỉ ra ở phần vỏ não trước trán có tính cách thiết yếu cho một chuỗi những khả năng khác nhau thuộc loại hết sức quan trọng. Vùng vỏ não trước trán điều hành các chức năng quản trị nhận thức cao cấp như là lập kế hoạch, lấy quyết định, và phán đoán, đồng thời giữ cho chúng ta không gặp rắc rối bằng việc tạo sự thuận lợi cho những hành vi thích hợp về phương diện xã hội. Điều đó cho phép chúng ta duy trì trong tâm thức cùng lúc hai quan điểm hay hai kinh nghiệm khiến chúng ta có thể so sánh và đánh giá các kế hoạch, ý tưởng, và ký ức. Điều đó cũng giúp chúng ta liên kết ký ức với những dữ liệu cảm giác vừa tiếp thu nhờ đó chúng ta có thể kết nối điều chúng ta đã có kinh nghiệm trong quá khứ với những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại.
Một khu vực chính yếu khác cũng đã được Lazar nhận diện, vùng não thùy, dường như có nhiệm vụ hòa nhập cảm giác với cảm xúc và xử lý những cảm xúc xã hội, chẳng hạn như sự cảm thông và tình yêu thương. Não thùy cũng được cho là một vai trò thiết yếu đối với khả năng tự nhận thức. Mặc dù không có vùng nào của não bộ là không quan trọng, nhưng những hoạt động được hỗ trợ bởi các khu vực não bộ vừa nêu lại là hết sức thiết yếu cho việc hoạt động hữu hiệu của chúng ta trong cuộc sống.
Cuộc nghiên cứu này vẫn còn được coi là có tính cách sơ bộ, một phần vì những kết luận của nó quá mâu thuẫn với những gì mà loài người nghĩ là họ đã biết, phần khác vì nó chỉ nghiên cứu trên 20 hành giả. Lazar cho biết, giữa các đồng nghiệp của bà, một số rất quan tâm và phấn khởi, trong khi nhiều người khác vẫn nghi ngờ. Tuy nhiên, tiếp theo cuộc nghiên cứu ấy, công trình của Lazar đã được khẳng định bởi một nhà nghiên cứu người Đức, Britta Holzel, cũng đã khám phá những vùng não bộ khác, ẩn sâu trong bộ não, có khả năng làm tăng mật độ chất xám nơi những hành giả tu tập thiền định. Chất xám là một phần của não bộ chứa đựng nhiều nhất các tế bào não hiện hữu; việc mật độ chất xám được tăng cường có thể phản ánh việc có sự tăng cường liên lạc giữa các tế bào não. Là một nhà nghiên cứu nhưng đồng thời cũng là một hành giả thiền định, hiện nay Holzel đang cộng tác với Lazar tại Boston. Những vùng mà Holzel và Lazar nhận diện chính là các khu vực của não bộ có liên kết với những hình thức biến đổi tâm lý và hành vi mà các hành giả thiền định đã nói tới từ hàng ngàn năm trước.
Một trong những vùng não bộ đó cho phép chúng ta chuyển hướng tầm nhìn, một khả năng nâng đỡ một loạt những kỹ xảo và hành vi, kể cả năng lực thấy được suy nghĩ của người khác và việc vận dụng những trường hợp có chấn động về cảm xúc, chẳng hạn như khi ta vượt qua được những phản ứng của chính mình. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những gì đang thực sự diễn ra trong lúc thực hành thiền định. Sự chuyển hướng tầm nhìn từ việc chỉ có những phản ứng lặt vặt mang tính tự động đến việc trở thành một nhân chứng có nhận thức sâu hơn và tinh tế hơn luôn luôn là một yếu tố cốt lõi của việc huấn luyện về thiền định. Lần lần, hành giả tập luyện chuyển hướng từ một trạng thái chỉ có nhận thức mơ hồ đến một nhận thức sống động về khoảnh khắc thực tại. Mới đây, Lazar và Holzel cũng đã cho biết rằng ở các hành giả ít cảm thấy căng thẳng, vùng hạch hạnh nhân của họ, vốn là khu vực não bộ có liên hệ chặt chẽ nhất với sự sợ hãi và những phản ứng cảm tính, có mật độ chất xám giảm dần. Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là tất cả những kiểu biến đổi cấu trúc về não bộ như vậy đã được ghi nhận chỉ sau tám tuần lễ thực hành trong một trương trình thực tập của Trung tâm Giảm Căng Thẳng Dựa Trên Thiền Định.
Holzel cho rằng công trình nghiên cứu về thần kinh học của bà đã giúp ích rất nhiều cho việc thực hành thiền định của chính mình. Holzel nói, “Việc nghiên cứu này giúp tôi cải tiến việc thực hành của mình ngày càng tinh tế hơn, khiến tôi tỉnh thức hơn trước các tiến trình đang diễn ra trong lúc tôi thiền định. Việc nghiên cứu cũng giúp tôi học tập được sự kiên nhẫn và chấp nhận. Người ta có thể nghĩ rằng lẽ ra việc làm cho tâm trí trở nên tĩnh lặng phải dễ dàng hơn; nhưng tôi hiểu, hệ thống thần kinh cũng cần phải có thời gian mới có thể biến đổi được; và trạng thái lơ đãng là điều đã được xây dựng thành hệ thống rồi. Chính sự hiểu biết này cho phép tôi chấp nhận cái cách thích hợp cho tôi vào lúc bấy giờ. Đó chẳng phải là lỗi của tôi hay là vấn đề đối với tôi. Đơn giản, đó chỉ là cách mà bộ não đã được tạo nên và là cách mà hệ thống thần kinh của loài người vận hành”.
Ích lợi của những thông tin này đã được khẳng định bởi Lazar. Bà phát biểu, “Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất về cuộc nghiên cứu này là sao mà có quá nhiều những hành giả thâm liên và các vị thầy về thiền định vẫn nói rằng có sự thúc đẩy để họ thực hành thiền định trong suốt bao nhiêu lâu mặc dù việc thực hành thiền định của họ dường như chẳng đi đến đâu cả”. Lazar cũng cho biết thêm rằng các hành giả thường nói với bà, “Tôi thường nghĩ rằng tôi đang phí thời giờ vì tâm tôi cứ lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ. Chính điều đó giữ tôi trên tấm bồ đoàn vì tôi nhớ rằng những biến đổi đó đáng kể biết là chừng nào”.
Nguồn: This is Your Brain on Mindfulness, Shambhala Sun.
Michael Baime là giáo sư phụ tá lâm sàng của Đại học Y khoa thuộc University of Pennsylvania và chính thức làm việc tại Trung tâm Ung thư Abramson bang Philadelphia. Năm1992, ông xây dựng Chương trình Thiền Tỉnh thức tại Pennsylvania và có liên quan đến một loạt những đề án khác nhau trong việc thăm dò những hiệu quả của Thiền Tỉnh thức.
MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013
THƠ - Nguyễn Bính- MƯỜI HAI BẾN NƯỚC
Nàng đẹp, đẹp từ hai khoé mắt,
Làm mờ những ánh ngọc trân châu
Làm phai ánh nước hồ thu thắm,
Làm nhạt bao nhiêu ánh nhiệm màu.
Một cười héo cả trǎm hoa nở,
Say cả non sông, đắm cả giời.
Đuổi cả mối sầu muôn vạn kiếp.
Bẽ bàng tất cả những màu tươi.
Ô kìa! dòng suối Thiên Thai chảy
Đâu thấy hoa đào với dáng tiên.
Chả phải đó là dòng suối tóc,
Nàng buồn gương lược vẫn chưa quen.
Tả sao được một thời xuân sắc.
Từ thuở xuân non má chớm hồng,
Từ thuở vườn đào mơ đuổi bướm.
Xếp thuyền thả khắp mặt ao trong.
Rồi một ngày qua, một tháng qua.
Một nǎm qua nữa, tuổi mười ba,
Bên hoa thấy bướm không buồn đuổi,
Chỉ mải mê nhìn bướm ủ hoa.
Ngày tháng trôi xuôi, tuổi lớn dần.
Nàng cười trong nắng: cả trời xuân
Lòng thơ hồi hộp khi môi thắm,
Hôn vụng hoa tươi có một lần.
Một lần hôm ấy, trước hoa tươi
Nàng thấy trong gương bóng một người,
Ai đẹp? Hay là tiên lạc lối?
Không, nàng!... Nàng đẹp đấy mà thôi!
Chim qua buổi sớm khuyên nàng học
Bướm dạy nàng thêu, gió dạy đàn
Con bé tài hoa... chim nhắn bướm
Gió chuyền lời bướm xuống nhân gian
Từ ấy, cửa ngoài tin bắn sẻ,
Rộn ràng xe ngựa,mối manh đưa.
Bao nhiêu xe ngựa về không cả,
Tơ đó nàng còn dệt giấc mơ...
Nhưng mùa đông ấy, sau xe cưới,
Pháo đỏ giǎng dây thắm trước lầu
Chú rể vui mừng châm lửa đốt
Đốt tan mộng đẹp của cô dâu.
Trước tài sắc ấy, người chồng ấy
Không cảm, không yêu, chẳng hiểu gì
Nàng biết từ đây đường hạnh phúc
Của nàng ngày một ngắn dần đi.
Nàng có ngờ đâu đến nỗi này
Lỡ làng chôn hết tuổi thơ ngây.
Sống trong buồn tẻ, trong đau khổ,
Với mảnh hồn đơn của những ngày.
Mắt đầy ngấn lệ, lời đầy lệ
Mỗi buổi thu sang gió lạnh nhiều
Tình rụng tự mùa thôi rụng lá
Biết tìm đâu phấn hương yêu.
Bỗng một ngày hè hoa phượng thắm,
Nở đầy trong lá phượng xanh tươi.
Trải dài thắm đỏ con đường trắng,
Nàng thấy đi trên thảm một người.
Người ấy, bụi hồng phong nếp áo
Đi theo tiếng gọi của vinh quang
Nhưng nay dừng bước trên hoa rụng,
Người thấy đâu đây một nhỡ nhàng.
Liền đem chắp lại cánh muôn hoa,
Tô lại màu hoa bị xoá mờ.
Rồi lại vì nàng hàn lại vết
Thương lòng đã giết giấc mơ xưa.
E ấp chung nâng chén rượu hồng
Mỉm cười quyến luyến ghé môi chung.
Rượu hồng đẫm những màu ân ái,
Những vị say sưa ấm cõi lòng.
Nhưng bỗng tự nhiên lòng giá lại,
Nhìn nhau qua mắt lệ, than ôi.
Rượu hồng pha lệ, pha chua chát,
Uống cạn làm sao, muộn mất rồi.
"Nǎm ấy sang sông lỡ chuyến đò,
Đò đâỳ gió lớn sóng sông to.
Mười hai bến nước xa lǎng lắc,
Lầm tự ngày xưa, lỡ đến giờ.
"Tôi biết tình tôi đã lỡ rồi
Tình ta đành chỉ thế này thôi
Thương tôi, mình hiểu cho tôi nhé
Mà chỉ riêng tôi mới hiểu tôi.
"Tôi tiễn mình trên bến nước này
Mình đi, tôi trở lại chia tay;
Tôi về nán sống trong mong đợi
Cái phút vinh quang của một ngày.
"Hôm nay đã cuối thu rồi lạnh
Nàng hãy mang theo bóng dáng tôi
Cho ấm lòng mình khi lỡ bước
Mưa phùn trên quán trọ xa xôi".
Người ấy đi rồi ... Nàng trở lại
Hờ hai mắt đọng một u sầu.
Buồng hương hoa héo mùa thu hắt
Qua lá mành tương đã lạt màu.
Bao nhiêu ân ái thế là thôi.
Là bấy nhiêu oan nghiệt, hỡi giời.
Nghẹt dưới bàn tay thần định mệnh,
Nàng đương dệt tấm hận muôn đời.
Hà Đông 1938 -
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
Đại tướng Võ Nguyên Giáp -Những điều biết trước!
Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, trong một lần ông đến chúc tết, Đại tướng đã ghé vào tai ông nói nhỏ: “Có người nói tôi sẽ sống 103 tuổi. Đồng chí hãy nghiệm xem có đúng không nhé”.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tướng - Viện sĩ - Tiến sĩ khoa học quân sự Nguyễn Huy Hiệu nghẹn ngào: “Cho đến lúc này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi vẫn để lại trong tôi nỗi đau rất lớn. Vẫn biết rằng đời người ai rồi cũng phải kinh qua quy luật sinh - lão - bệnh - tử, nhưng khi nghe tin Đại tướng đã về cõi vĩnh hằng, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng xúc động và nhớ thương khôn xiết.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
|
Tôi vẫn nhớ rõ khoảnh khắc nhận được điện thoại báo tin buồn về sự ra đi của anh Văn. Khi đó, tôi đang ở quê và phải mất nhiều phút sau mới có thể trấn tĩnh. Suốt đêm hôm đó tôi không thể chợp mắt. Bao nhiêu ký ức, kỷ niệm ùa về, xếp lớp dày đặc trong tâm tưởng. Hình ảnh vị đại tướng tài ba, đức độ, thương cán bộ chiến sĩ như người thân trong gia đình làm tôi ứa nước mắt. Trong tâm khảm của tôi, hình ảnh anh Văn giơ cao nắm tay trong chiến dịch Điện Biên Phủ tựa như lời thề sắt son trước Tổ quốc, đồng bào”.
Là người lính trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, từng có nhiều cơ hội được tiếp xúc với Đại tướng, trong ký ức của Thượng tướng Hiệu, "anh Văn" là người đôn hậu, dễ gần và luôn quan tâm đến đời sống anh em chiến sĩ.
Một kỷ niệm xúc động nhất mà mãi bây giờ vẫn ám ảnh ông là dịp năm 2008, khi ông Hiệu dẫn đoàn đại biểu và nhiều nhà khoa học Nga vào chúc tết Đại tướng. “Khi ấy tôi vẫn giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Tôi thay mặt đoàn báo cáo tình hình của Trung tâm và chúc thọ Đại tướng.
Khi tôi nói “Chúc Đại tướng sống trên trăm tuổi”. Đại tướng liền cười lớn, bắt tay tôi và bất ngờ ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Có người nói tôi sẽ sống 103 tuổi. Đồng chí hãy nghiệm xem có đúng không nhé”. Và giây phút đó đã ám ảnh Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu rất lâu sau này.
“Sau hôm ấy, tôi đã nhiều lần kể với mọi người về lời nhắn nhủ mà tựa như tiên tri của Đại tướng. Và vào thời khắc đau thương này, nhiều người đã nhắc lại với tôi câu chuyện đó, không ngờ lời chia sẻ lại ứng nghiệm như vậy. Đại tướng đã nói trước cái tuổi ra đi của mình”, Thượng tướng Hiệu bùi ngùi.
Hình ảnh của Tướng Giáp cương trực, bản lĩnh trên chiến trường luôn là những hình ảnh đẹp trong ký ức của Thượng tướng Hiệu: “Năm 1975, khi tôi đang làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1, từ Tam Điệp hành quân thần tốc vào Đông Hà làm dự bị cho chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng; sau đó hành quân qua đèo Ăng-Bun trên đường Trường Sơn vào tập kết ở Đồng Xoài, đông Nam bộ chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam thì nhận được bức điện của Đại tướng qua đài 15 woat: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa.
Tranh thủ từng phút, từng giờ. Sốc tới miền Nam. Quyết chiến và quyết thắng!”. Ông Hiệu cho biết, sau khi nghe xong mệnh lệnh của Đại tướng, các chiến sĩ như được tiếp thêm ý chí để hăng hái tiến ra tiền tuyến.
Lúc đó là vào mùa khô hanh, thời tiết vô cùng khó chịu nhưng khí thế của người lính vẫn hừng hực cùng đoàn quân trùng trùng điệp điệp xông ra mặt trận. Với nghệ thuật thần tốc quyết thắng, đánh thẳng vào mục tiêu đầu não của địch từ hướng Lái Thiêu theo trục đường 13, Trung đoàn 27 của Thượng tướng Hiệu đã đập tan tuyến tử thủ bắc Sài Gòn, chiếm cầu Bình Phước, đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp quân ngụy Gò Vấp và các mục tiêu khác, góp phần cùng quân dân giải phóng Sài Gòn.
Có thể nói, chiến thắng ấy ngoài sự đồng lòng, tinh thần chiến đấu quật cường của anh em chiến sĩ còn có công rất lớn của Đại tướng khi kịp thời chỉ đạo và sát sao anh em.
Kể cả sau này, khi đất nước đã thống nhất một dải, chiến tranh đã lùi xa, ông Hiệu vẫn thường xuyên đến thăm nhà Đại tướng. Trong những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, ông vẫn được người anh Cả của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam nắm tay, chân tình dặn dò phải thường xuyên quan tâm đến đời sống của anh em cấp dưới, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Ông xúc động: “Ngoài đời anh Văn tình cảm lắm, hiếm có một vị tướng nào lại sâu sát, quan tâm đối với anh em cấp dưới như thế…”.
Nén xúc động, ông bồi hồi nhớ lại: “Năm 1999, khi tôi là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, có một trận lụt “đại hồng thủy” ở miền Trung… Đường bộ bị lũ chia cắt. Đường hàng không gió lớn không đi được. Tôi tổ chức cùng với đại diện của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng đi trên con tàu Đại Lãnh vào Quảng Ngãi để cứu đồng bào.
Vì bão to gió lớn, con tàu bị trôi ra biển, mất liên lạc với đất liền nhiều giờ. Mãi sau này khi được cứu hộ vào bờ, tôi được các sĩ quan ở Cục Tác chiến thông báo: trong lúc chúng tôi bị bão cuốn ngoài biển, Đại tướng liên tục gọi điện vào Bộ Quốc phòng nắm tình hình, hỏi về con tàu chở đoàn chúng tôi.
Khi vào bờ thì nối liên lạc được với Đại tướng. Đại tướng đã rất lo lắng cho tôi và anh em. Tôi báo cáo với Đại tướng. Khi ấy Đại tướng mới yên tâm. Rồi Đại tướng biểu dương, động viên chúng tôi hãy mang hết khả năng cùng với lãnh đạo địa phương cứu giúp đồng bào giảm thiệt hại thấp nhất cả người và của. Tối hôm ấy tôi đã trả lời trực tiếp phóng viên chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại tướng theo dõi lắng nghe và tỏ ra rất hài lòng…”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một biểu tượng của sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam, một vị thống soái, tướng lĩnh tài ba. Ngay bản thân Thượng tướng Hiệu cũng học hỏi được nhiều điều từ nghệ thuật quân sự và tài chỉ huy thiên tài của Đại tướng: “Nhân Dịp tết Nguyên đán năm 2007.
Như thông lệ, năm nào tôi cũng dẫn đoàn trung tâm nhiệt đới Việt – Nga vào chúc tết. Đại tướng dặn nên đến vào ngày 29 để có thời gian trò chuyện. Khi tôi dẫn đoàn vào, Đại tướng đang mặc quần áo thường phục, bảo chúng tôi chờ để người mặc quân phục. Dù tiếp chúng tôi là cấp dưới Đại tướng cũng rất trang trọng và chính quy. Chúng tôi chúc tết Đại tướng xong thì người lấy một tấm bản đồ và một tờ giấy lớn đặt lên bàn. Đại tướng nói về ý định chiến lược trong chiến dịch năm 1972 ở Quảng Trị vì tôi từng chiến đấu nhiều năm ở đó.
Đại tướng tỏ ra rất thương tiếc hai vị chỉ huy chiến dịch này là tướng Tư lệnh Lê Trọng Tấn và tướng Chính ủy Lê Quang Đạo đều đã mất. Hẳn vì thế mà người muốn nói những điều thật cần thiết gì đó với tôi. Đúng thế.
Đại tướng nói những điều rất hệ trọng trong chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật cách đánh mang đến thắng lợi toàn chiến dịch. Đại tướng nói: “Đồng chí ở vị trí chiến lược của Bộ Quốc phòng cần phải biết rõ những vấn đề này để rút ra những bài học kinh nghiệm cho nghệ thuật quân sự Việt Nam…”. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng lại là những giây phút quý giá trong cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Hiệu.
Không chỉ được cả dân tộc ngưỡng mộ, kính trọng mà ngay cả những vị khách nước ngoài khi có dịp được tiếp xúc với Đại tướng cũng đều bày tỏ sự thán phục
Thượng tướng nhớ lại: "Tháng 5 năm 2004 tôi được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phân công tháp tùng và cùng Đại tướng chủ trì khoa học về 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, có 150 đoàn khách quốc tế tới dự. Đại tướng nói bằng tiếng Pháp và tiếng Nga. Các bài tham luận đều ca ngợi Đại tướng, ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam, ca ngợi nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là bài học cho Việt Nam mà cho cả nhân loại, nhất là các nước độc lập dân tộc đứng lên tự giải phóng giành độc lập dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Kết thúc hội nghị, các đoàn vây quanh Đại tướng để chụp ảnh lưu niệm và nhiều người hô vang: Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp”. Khoảnh khắc ấy đã khiến nhiều người phải rơi nước mắt vì hạnh phúc...
(Theo Dân trí)
Những điều tâm huyết Đại tướng gửi gắm cho hôm nay
Đại tướng dồn nhiều công sức và tâm huyết cho ngành giáo dục, viết sử và miệt mài chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
1. Nếu như Napoleon lên nắm quyền chỉ huy đã có sẵn một đội quân tinh nhuệ thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thày giáo dạy sử, phải xây dựng và huấn luyện quân đội của mình từ những người lính đầu tiên.
Bằng trí tuệ, tấm lòng yêu nước, khả năng cảm hoá đặc biệt, ông đã qui tụ được những người lính “từ nhân dân mà ra”, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, thậm chí hi sinh thân mình để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tất cả là vì một tương lai tươi sáng, đất nước công bằng giàu mạnh “sánh vai cường quốc năm châu”…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn của nhà báo Catherine Karnow tại Hà Nội năm 1994 (Ảnh tư liệu).
|
Và với tiêu chí chọn tướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Đánh thắng đại tướng được phong đại tướng” thì trong cuộc đời binh nghiệp của người học trò xuất sắc nhất này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đánh thắng tới 4 đại tướng của Pháp và 6 của Mỹ, đánh bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ với những chiến công lẫy lừng.
Chiến tranh kết thúc, những năm tháng cuối đời, Đại tướng dồn nhiều công sức và tâm huyết cho ngành giáo dục, viết sử và miệt mài chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
Tôi từng suýt có cơ hội hỏi Đại tướng lí do của điều này nhưng không thành. Rồi tôi cứ băn khoăn mãi…
2. Ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên của tôi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải từ sách giáo khoa, mà từ những câu chuyện kể của ông nội -người dân quân tự vệ Thủ đô năm xưa.
Sau này, những ấn tượng đó trở thành niềm tự hào khi tôi có dịp gặp gỡ và phỏng vấn một số chính khách và nhà sử học phương Tây cũng như những người anh hùng Pháp đấu tranh vì hoà bình thế giới và Việt Nam như Henri Martin, Raymon Dien, Mardelein Riffaud…Không có gì hãnh diện hơn khi nghe họ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được cử đi phỏng vấn Đại tướng. Khi đó Đại tướng vừa trải qua một trận ốm khiến nhân dân cả nước lo lắng. Cuộc hẹn bị lùi đi lùi lại cả chục lần, kéo dài cả tháng. Có những lúc xách máy chuẩn bị lên đường thì lại có điện thoại báo hoãn.
Cuộc hẹn cuối cùng cũng được thực hiện với lời báo trước của thư ký Đại tướng rằng cuộc phỏng vấn có thể ngừng bất cứ lúc nào nếu Đại tướng mệt.
Bởi vậy chúng tôi ưu tiên những câu hỏi xoay quanh chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa để phát trong chương trình đặc biệt vừa để lưu làm tư liệu quý.
Đại tướng không khoẻ nhưng nét mặt rất vui vẻ và câu trả lời thì vô cùng minh mẫn.
Câu chuyện trở nên sôi nổi khi chúng tôi tranh thủ phỏng vấn câu hỏi phụ về những trăn trở thời cuộc. Đại tướng nói về giáo dục. Đại tướng tâm huyết và bày tỏ nhiều điều mặc cho người thư ký vài lần nhắc nhở về sức khoẻ của người.
Đại tướng cần tuyệt đối giữ sức khoẻ để tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp lại những người lính năm xưa đang háo hức mong chờ.
Nhưng ông kiên quyết phải trả lời trọn vẹn, đủ ý về những trăn trở của mình với giáo dục nói chung và về bộ môn lịch sử nói riêng, coi câu trả lời này quan trọng không kém gì những câu về chiến thắng trước đó…
3. Cả tuần trước lễ tang của Đại tướng, truyền thông thế giới dậy sóng với những lời ca ngợi, thán phục trước một nhân cách, một thiên tài quân sự vĩ đại.
Võ Nguyên Giáp và Việt Nam là hai danh từ được nhắc đến với tần suất đậm đặc, nhiều như những năm tháng kháng chiến chống Mỹ - khi Việt Nam được tôn vinh là lương tri, trái tim nhân loại, khi triệu triệu trái tim Việt như một, anh dũng, kiên cường, bất khuất, đoàn kết vì một mục tiêu chung: giành độc lập tự do cho nước nhà.
Điều đó không chỉ khơi gợi niềm tiếc thương với người anh hùng dân tộc mà còn khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi con dân nước Việt.
Trong nước, trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, từng đoàn người nối dài như bất tận kiên nhẫn chờ đến lượt mình vào viếng vị Tướng của lòng dân.
Đâu đây tiếng nấc nghẹn.
Tiếng người mẹ đẩy xe nôi. Đứa bé còn quá nhỏ, nhưng sau này mẹ sẽ kể em nghe.
Tiếng thì thầm của một người cha với cậu học trò tiểu học mới biết về Đại tướng ngày hôm nay vì chương trình chưa học đến. Cha dẫn em đến đây để em biết cúi đầu trước một vị khai quốc công thần. Rồi sau này em sẽ hiểu.
Ở đó còn có tiếng giấy bóng kính gói những bông hoa cúc vàng trên tay khẽ siết nhẹ của những bạn trẻ mắt đỏ hoe….
Còn ở những quầy sách trên cả nước, người ta đến đó tìm mua những cuốn sách về Đại tướng, cả những hồi ký lịch sử mà ông đã dành rất nhiều thời gian…
Trên mạng, các bạn trẻ truyền cho nhau những hình ảnh, những đoạn video tư liệu Đại tướng trả lời các đài truyền thông quốc tế một cách đầy tự tin, lịch thiệp và cuốn hút. Dân “Tây học” suýt xoa, Đại tướng nói tiếng Pháp giỏi quá, trả lời kín kẽ, chặt chẽ thế này phóng viên làm sao mà bắt bẻ gì được…
Thấy mẹ rưng rưng trước máy tính, cậu con trai 5 tuổi chỉ vào màn hình: “Ai đây ạ?”. Tôi trả lời: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đấy con. Ông là một người anh hùng chiến thắng tất cả những kẻ xấu”. Thằng bé ngây ngô: “Ông là siêu nhân!”. “Ừ, rồi lớn lên con sẽ biết” - Tôi trả lời.
4. Hơn ai hết, Đại tướng hiểu điều gì làm nên sức mạnh của dân tộc Việt cũng như sự thành công trên con đường binh nghiệp của mình.
Đại tướng từng nói rằng lịch sử là tri thức tạo nên tư cách của một con người có ý thức về xã hội. Sinh thời, ông hay nhắc đến câu nói của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Phải chăng ông đã chuẩn bị cho ngày này bằng việc gom hết chữ NHẪN trong nhân gian để nghiên cứu và soạn thảo nhiều công trình về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và những cuốn hồi ký quí giá.
Đó là ngày ông trao lại niềm tin của mình cho mọi thế hệ, nhất là với thế hệ trẻ, truyền cảm hứng cho họ (bằng lẽ sống của mình) trong hành trình tìm về với lịch sử văn hoá truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông.
TheoMỹ Trà (VOV)
Các tin liên quan
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013
Những câu nói "còn sống mãi" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những câu nói luôn đúng của vị Đại tướng đáng kính mà mỗi người chúng ta cần nhớ mãi.
Xuất thân là thầy giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
Con đường đi tới thành công của đại tướng cũng gắn với những tuyên ngôn bất hủ không chỉ trong lúc điều binh, khiển tướng mà ngay cả khi ông đã về với đời thường, con người ông vẫn toát lên trách nhiệm của một người chỉ huy tài ba.
Cùng điểm lại một vài câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để hiểu hơn về lòng yêu nước, sự nhiệt huyết luôn cháy rực trong con người anh hùng này.
"... Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước..."
Năm 1966 trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên ảnh huyền thoại Wilfred Burchett, đại tướng nói: “…Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”.
"Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh"
Câu nói nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạp chí TIME (số ra ngày 17/6/1966) trích dẫn: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont' strike" (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).
Bài viết có tựa đề nguyên văn tiếng Anh là North VietNam: The Red Napoleon. TIME đã so sánh vị Đại tướng vĩ đại của chúng ta như Napoleon của Việt Nam.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa..."
Đây là mệnh lệnh nổi tiếng của đại tướng Võ Nguyên giáp trong bức điện mật truyền tới tất cả các đơn vị trên đường Trường Sơn ngày 7/4/1975: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng.
Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Chính nhờ có mệnh lệnh hợp lý, đúng lúc này, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân tộc.
“Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”
Đây là câu nói mà vị Đại tướng của chúng ta đã nói với McNamara - cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong cuộc gặp gỡ vào ngày 9/11/1995. “Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng”.
Đại tướng lý giải rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
"Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”
Khi phía Mỹ hỏi Đại tướng về những hành động quân sự nào của Mỹ khiến ông lo sợ nhất, Đại tướng vui vẻ nói: “Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.
“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”
Cách đây không lâu, trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/5/2009, đại tướng Võ Nguyên Giáp dù tuổi cao nhưng cũng phát biểu một câu nói để đời, thể hiện lòng yêu nước và phẩm giá của mình: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: LSVN, Wikipedia...
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
ĐƯỜNG VÀ B12 VỚI BỆNH UNG THƯ:
Theo hướng dẫn của Trường Đại Học Johns Hopkins :
“Đường “ là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Các sản phẩm thay thế đường như NutraSweet, Equal, Spoonful. .. làm từ Aspartame và không gây hại.
“Đường “ là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Các sản phẩm thay thế đường như NutraSweet, Equal, Spoonful. .. làm từ Aspartame và không gây hại.
Sản phẩm thay thế từ thiên nhiên là mật ong Manuka và mật đường nhưng với một lượng rất nhỏ. Muối bột cũng có chất hóa học tẩy trắng màu muối.Lựa chọn tốt hơn là amino Bragg và muối biển.
Theo KCYĐ, các cơ bắp thịt cần đường nuôi cơ bắp, trong máu của người khỏe bình thường có vị ngọt, từ đó máu đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào xương cốt, da thịt, cơ bắp cần đường nhiều nhất là cơ bắp của qủa tim. Khi đường trong máu thấp theo tiêu chuẩn hiện nay các bác sĩ thường áp dụng là dưới 6.0mmol/l, nếu cao hơn thì phải uống thuốc trị tiểu đường, do đó làm cơ co bóp tim yếu dần, và các cơ bắp co rút, khiến cơ tim run giật, co tay chân run giật teo nhỏ mất thịt dần.
Ngoài ra, khi đường thấp dưới 4.0mmol/l thì người lạnh, làm áp huyết tụt thấp, nhịp tim chậm có nghĩa là khí áp lực khí đẩy máu tuần hoàn chậm, nên cơ thể bị đau nhức nhiều nơi vì máu không đến nuôi các tế bào được đầy đủ.
Đưòng đủ làm tăng nồng độ máu chân tay ấm, đường thiếu chân tay lạnh, đường dư làm tăng thân nhiệt, máu ứ đọng nơi nào làm da thịt nơi đó không trao đổi được oxy, khiến da bầm huyết làm mủn da thối thịt.
Kết qủa thử tiểu đường ở nhiều vị trí khác nhau trên co thể theo KCYĐ còn phát hiện ra được tình trạng tuần hoàn khí huyết tốt hay xấu, vì trên lý thuyết thử đường trong máu nơi nào cũng phải giống nhau theo cách suy nghĩ của tây y, chỉ đúng với các nhà thể thao có tập luyện thể lưc, thể dục thể thao mỗi ngày đều đặn, thì nồng độ dường trong máu giống nhâu khắp mọi nơi, ngược lại, những người lười vận động toàn thân tay chân lưng bụng… thì nồng độ đường trong máu mới chạy đều khắp co thể, còn không thì kết qủa thử đường trên mắt, đỉnh đầu, lưng, bụng, tay chân…đều ra kết qủa khác nhau, nơi kết qũa thấp dưới tiêu chuẩn thì máu bầm đen, nơi đó máu không được trao đổi oxy, máu mới không chạy đến thay đổi máu cũ nên chỗ nào máu không chạy thì nơi đó chết từng phần, người chết có máu không chạy toàn thân thì chết toàn phần.
Người bị bệnh tiểu đường có uống thuốc trị tiểu đường thì khi thử ở ngón tay thấy thấp thí dụ 5.0mmol/l, nhưng người béo phi không vận động khí huyết không lưu thông xuống chân, lâu ngày da chân tím bầm sưng phù, thử đường ở chân ra máu bầm đen, kết qủa đường cao hơn 12.0mmol/l lúc no cũng như lúc đói, vì van tĩnh mạch chân hở, máu đen không chuyển về tim được do đứng ngồi nằm lâu 1 chỗ, cơ bắp chân không hoạt động bơm đẩy máu đen về tim, ngược lại đường thấp áp huyết cũng thấp theo, không đủ áp lực khí bơm máu lên đầu, lên mắt, khi thử đường ở mắt nơi huyệt Toản Trúc đầu chân mày có khi nặn không ra máu, và kết qủa đường nơi này dưới 4.0 thì mắt mù dần, còn đường cao hơn 8.0mmol/l thì mắt mờ. Kết qủa đường thử các nơi khác nhau chứng tỏ bệnh nhân lười tập thể dục thể thao cho khí huyết lưu thông toàn thân.
Tế bào ung thư chỉ chiếm 20-30% còn tế bào lành chiếm 70-80%, nếu không có đuờng thì tế bào ung thư bị bỏ đói thì ít, mà tế bào lành cũng bị bỏ đói thiếu đường thì nhiều, cà cơ thể run giật bủn rủn, mất thịt, áp huyết tụt thấp, nhịp tim tăng cao để bơm máu tuần hoàn khiến suy tim rối loạn nhịp tim, khó thở đau ngực, theo đông y là khí và máu đều kiệt quệ, tế bào lành cũng chết dần chuyển thành tế bào ung thư.
Còn một nguyên nhân gây ung thư không khu trú, có nghĩa là tây y không tìm ra cơ quan tạng phủ nào bị ung thư như phổi, gan, bao tử, lá mía, ruột…vì khi tử máu vào đo áp huyết vẫn nằm trong tiêu chuẩn thấp.
Thí dụ bệnh nhân 60 tuổi trở lên có áp huyết 100/80mmHg nhịp tim không bình thường mà thấp hơn 60 hoặc cao hơn 90-100, bác sĩ vẫn cho là tốt, thì đối với KCYĐ trường hợp này các tế bào đang hình thành tế bào ung thư. Có hai nguyên nhân, do cơ thể thiếu máu thiếu khí làm tim đập chậm dưới 60 khiến các chức năng tạng phủ suy yếu, ăn không tiêu, chán ăn, rồi dẫn đến ăn ít, khó thở, tế bào thiếu máu thiếu khí nuôi dưỡng dần trở thành tế bào hiếm khí, máu đen dần, đau nhức toàn thân, thức ăn không đủ nhiệt và oxy chuyển hóa thành máu mà biến thành những cục bướu hạch nhỏ khắp toàn thân, trên da, trong bụng, co gáy vai…những bướu hạch đó không đau nhưng là dấu hiệu của ung thư máu, tăng bạc cầu, mất hồng cầu….
Nguyên nhân thứ hai nhịp tim nhanh 90-100 trở lên, thay vì nhịp tim nhanh thì cơ thể phải nóng giống như người sau khi tập thể dục người nóng nhịp tim nhanh rồi nhịp tim sẽ trở lại bình thường, ngược lại bệnh nhân lúc nào cũng có nhip tim nhanh mà chân tay lạnh, phải mặc áo ấm, có nghĩa là vì thiếu máu, nên tim phi co bóp nhanh cho máu tuần hoàn nuôi các tế bào giúp tế bào không bị đói, nên tim làm việc rất mệt, KCYĐ gọi là áp huyết giả, đổi sang áp huyết that theo tiêu chuẩn nhịp tim của người khỏe mạnh là 75, vì thiếu máu tim phi đập nhanh 100 là đập nhanh hơn 25 nhịp, lấy số đo áp huyết 100mmHg trừ 25 thì áp huyết that của bệnh nhân bây giờ là 75/80mmHg nhịp tim 75. Đối với KCYĐ những người lớn nào có áp huyết that dưới 80 là đang bị ung thư do thiếu khí và thiếu máu trầm trọng.
Để tránh tế bào hiếm khí, thiếu máu đối với những người áp huyết thấp so với tuổi, thì có những phương pháp điều chỉnh bằng ăn uống đúng và tập luyện thể dục khí công.
A-Những điều cần tránh, cấm kỵ phạm phải sau đây : 1-Áp huyết thấp không được ăn gạo lức muối mè làm tụt áp huyết dưới 100, làm tụt đường dưới 5.9 mmol/l lâu ngày tế bào bị bỏ đói trở thành tế bào ung thư.
2-Áp huyết thấp, đường thấp không được uống Methi, Trà Xanh, Sữa Ensure, Trà sen, hạt sen, củ sen, ngó sen, khổ qua...làm tụt áp huyết và tụt đường dưới 3.0mmol/l khiến gân co thần kinh co giật té ngã hôn mê, toát mồ hôi, xuất dương lịm dần trong giấc ngủ ngàn thu, đây không phảo là bệnh stroke đứt máu não tê liệt cứng chân tay, mà mất oxy mất máu nuôi não, co tim co bắp run giật, nếu không tử vong thì hậu qủa là tê liệt chân tay rũ liệt bại xuội, tình trạng này được báo trước nhiều lần là chân yếu không có sức đi hay bị té ngã.
Trong 2 trường hợp trên cần phải theo dõi đo áp huyết và đường trước và sau khi ăn, để biết cách chọn thức ăn uống nào làm tăng áp huyết tăng đường, chứ đừng bao giờ cho áp huyết và đường thấp.
B-Những điều cần làm mỗi ngày :
1-Cần đo áp huyết 2 tay trước khi ăn, và đo đường trước khi ăn. Nếu áp huyết thấp dưới 100, là thiếu máu phải uống thuốc bổ máu trước khi ăn. Sáng hay tối chích thêm B12 làm tăng hồng cầu, giảm đau, kích thích ăn ngon. Nếu đường thấp dưới 5.0mmol/l thì trong bữa ăn phải có chất ngọt, nếu dđường thấp làm xuất mồ hôi người run mệt, cần uống 1-2 thìa đường hay uống 1 ly Coke mồ hôi sẽ cầm, co tim co bắp hết run giật muốn giữ vị khí tang thì cần phải ăn thêm Chè Bà Cốt.
2-Sau khi ăn, theo tiêu chuẩn KCYĐ đường từ 8.0-12.0 mmol/l là bình thường, nhưng dù 12.0mmol/l sau 30 phút ăn, tập bài Lễ Phật Trì Danh trong 15 phút đường sẽ xuống từ 2.0-4.0mmol/l, tập 2 lần thì đường xuống trung bình là 6.0mmol/l, nên KCYĐ không sợ đường cao, khi đường thấp tập thể dục khí công làm xuất mồ hôi, đường tụt thấp và khi đường thấp cũng làm tụt áp huyết, lại cần phải ăn thêm đường để làm tăng áp huyết,
3-Chức năng chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, thì cần B12 xúc tác trong bữa ăn, sau khi ăn, áp huyết bên tay trái bao tử làm việc tốt thì phải cao hơn tay phải, ở tuổi trên 60 thì tối đa 140mmHg và phải cao hơn tay phải bên gan. Lúc đó bên tay phải áp huyết tối thiểu 130mmHg.
Nếu kết qủa ngược lại sau khi ăn bên tay phải cao hơn tay trái thì những thức ăn sẽ không được chuyển hóa, sẽ làm tức bụng, nghẹn ngực, nhói tim. Tình trạng áp huyết không đúng chức năng chuyển hóa giữa tay trái và tay phải, thì phải tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng khí trung tiêu để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, nó có thể biến đổi áp huyết tay trái hay tay phải cao thành thấp, thấp thành cao, tuy nhiên phải để ý sau khi ăn tay trái cao, nhưng sau khi tập tay trái thấp mà tay phải không tăng vì không nhận được chất bổ thì phải ăn thêm Chè Bà Cốt.
doducngoc
Theo KCYĐ, các cơ bắp thịt cần đường nuôi cơ bắp, trong máu của người khỏe bình thường có vị ngọt, từ đó máu đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào xương cốt, da thịt, cơ bắp cần đường nhiều nhất là cơ bắp của qủa tim. Khi đường trong máu thấp theo tiêu chuẩn hiện nay các bác sĩ thường áp dụng là dưới 6.0mmol/l, nếu cao hơn thì phải uống thuốc trị tiểu đường, do đó làm cơ co bóp tim yếu dần, và các cơ bắp co rút, khiến cơ tim run giật, co tay chân run giật teo nhỏ mất thịt dần.
Ngoài ra, khi đường thấp dưới 4.0mmol/l thì người lạnh, làm áp huyết tụt thấp, nhịp tim chậm có nghĩa là khí áp lực khí đẩy máu tuần hoàn chậm, nên cơ thể bị đau nhức nhiều nơi vì máu không đến nuôi các tế bào được đầy đủ.
Đưòng đủ làm tăng nồng độ máu chân tay ấm, đường thiếu chân tay lạnh, đường dư làm tăng thân nhiệt, máu ứ đọng nơi nào làm da thịt nơi đó không trao đổi được oxy, khiến da bầm huyết làm mủn da thối thịt.
Kết qủa thử tiểu đường ở nhiều vị trí khác nhau trên co thể theo KCYĐ còn phát hiện ra được tình trạng tuần hoàn khí huyết tốt hay xấu, vì trên lý thuyết thử đường trong máu nơi nào cũng phải giống nhau theo cách suy nghĩ của tây y, chỉ đúng với các nhà thể thao có tập luyện thể lưc, thể dục thể thao mỗi ngày đều đặn, thì nồng độ dường trong máu giống nhâu khắp mọi nơi, ngược lại, những người lười vận động toàn thân tay chân lưng bụng… thì nồng độ đường trong máu mới chạy đều khắp co thể, còn không thì kết qủa thử đường trên mắt, đỉnh đầu, lưng, bụng, tay chân…đều ra kết qủa khác nhau, nơi kết qũa thấp dưới tiêu chuẩn thì máu bầm đen, nơi đó máu không được trao đổi oxy, máu mới không chạy đến thay đổi máu cũ nên chỗ nào máu không chạy thì nơi đó chết từng phần, người chết có máu không chạy toàn thân thì chết toàn phần.
Người bị bệnh tiểu đường có uống thuốc trị tiểu đường thì khi thử ở ngón tay thấy thấp thí dụ 5.0mmol/l, nhưng người béo phi không vận động khí huyết không lưu thông xuống chân, lâu ngày da chân tím bầm sưng phù, thử đường ở chân ra máu bầm đen, kết qủa đường cao hơn 12.0mmol/l lúc no cũng như lúc đói, vì van tĩnh mạch chân hở, máu đen không chuyển về tim được do đứng ngồi nằm lâu 1 chỗ, cơ bắp chân không hoạt động bơm đẩy máu đen về tim, ngược lại đường thấp áp huyết cũng thấp theo, không đủ áp lực khí bơm máu lên đầu, lên mắt, khi thử đường ở mắt nơi huyệt Toản Trúc đầu chân mày có khi nặn không ra máu, và kết qủa đường nơi này dưới 4.0 thì mắt mù dần, còn đường cao hơn 8.0mmol/l thì mắt mờ. Kết qủa đường thử các nơi khác nhau chứng tỏ bệnh nhân lười tập thể dục thể thao cho khí huyết lưu thông toàn thân.
Tế bào ung thư chỉ chiếm 20-30% còn tế bào lành chiếm 70-80%, nếu không có đuờng thì tế bào ung thư bị bỏ đói thì ít, mà tế bào lành cũng bị bỏ đói thiếu đường thì nhiều, cà cơ thể run giật bủn rủn, mất thịt, áp huyết tụt thấp, nhịp tim tăng cao để bơm máu tuần hoàn khiến suy tim rối loạn nhịp tim, khó thở đau ngực, theo đông y là khí và máu đều kiệt quệ, tế bào lành cũng chết dần chuyển thành tế bào ung thư.
Còn một nguyên nhân gây ung thư không khu trú, có nghĩa là tây y không tìm ra cơ quan tạng phủ nào bị ung thư như phổi, gan, bao tử, lá mía, ruột…vì khi tử máu vào đo áp huyết vẫn nằm trong tiêu chuẩn thấp.
Thí dụ bệnh nhân 60 tuổi trở lên có áp huyết 100/80mmHg nhịp tim không bình thường mà thấp hơn 60 hoặc cao hơn 90-100, bác sĩ vẫn cho là tốt, thì đối với KCYĐ trường hợp này các tế bào đang hình thành tế bào ung thư. Có hai nguyên nhân, do cơ thể thiếu máu thiếu khí làm tim đập chậm dưới 60 khiến các chức năng tạng phủ suy yếu, ăn không tiêu, chán ăn, rồi dẫn đến ăn ít, khó thở, tế bào thiếu máu thiếu khí nuôi dưỡng dần trở thành tế bào hiếm khí, máu đen dần, đau nhức toàn thân, thức ăn không đủ nhiệt và oxy chuyển hóa thành máu mà biến thành những cục bướu hạch nhỏ khắp toàn thân, trên da, trong bụng, co gáy vai…những bướu hạch đó không đau nhưng là dấu hiệu của ung thư máu, tăng bạc cầu, mất hồng cầu….
Nguyên nhân thứ hai nhịp tim nhanh 90-100 trở lên, thay vì nhịp tim nhanh thì cơ thể phải nóng giống như người sau khi tập thể dục người nóng nhịp tim nhanh rồi nhịp tim sẽ trở lại bình thường, ngược lại bệnh nhân lúc nào cũng có nhip tim nhanh mà chân tay lạnh, phải mặc áo ấm, có nghĩa là vì thiếu máu, nên tim phi co bóp nhanh cho máu tuần hoàn nuôi các tế bào giúp tế bào không bị đói, nên tim làm việc rất mệt, KCYĐ gọi là áp huyết giả, đổi sang áp huyết that theo tiêu chuẩn nhịp tim của người khỏe mạnh là 75, vì thiếu máu tim phi đập nhanh 100 là đập nhanh hơn 25 nhịp, lấy số đo áp huyết 100mmHg trừ 25 thì áp huyết that của bệnh nhân bây giờ là 75/80mmHg nhịp tim 75. Đối với KCYĐ những người lớn nào có áp huyết that dưới 80 là đang bị ung thư do thiếu khí và thiếu máu trầm trọng.
Để tránh tế bào hiếm khí, thiếu máu đối với những người áp huyết thấp so với tuổi, thì có những phương pháp điều chỉnh bằng ăn uống đúng và tập luyện thể dục khí công.
A-Những điều cần tránh, cấm kỵ phạm phải sau đây : 1-Áp huyết thấp không được ăn gạo lức muối mè làm tụt áp huyết dưới 100, làm tụt đường dưới 5.9 mmol/l lâu ngày tế bào bị bỏ đói trở thành tế bào ung thư.
2-Áp huyết thấp, đường thấp không được uống Methi, Trà Xanh, Sữa Ensure, Trà sen, hạt sen, củ sen, ngó sen, khổ qua...làm tụt áp huyết và tụt đường dưới 3.0mmol/l khiến gân co thần kinh co giật té ngã hôn mê, toát mồ hôi, xuất dương lịm dần trong giấc ngủ ngàn thu, đây không phảo là bệnh stroke đứt máu não tê liệt cứng chân tay, mà mất oxy mất máu nuôi não, co tim co bắp run giật, nếu không tử vong thì hậu qủa là tê liệt chân tay rũ liệt bại xuội, tình trạng này được báo trước nhiều lần là chân yếu không có sức đi hay bị té ngã.
Trong 2 trường hợp trên cần phải theo dõi đo áp huyết và đường trước và sau khi ăn, để biết cách chọn thức ăn uống nào làm tăng áp huyết tăng đường, chứ đừng bao giờ cho áp huyết và đường thấp.
B-Những điều cần làm mỗi ngày :
1-Cần đo áp huyết 2 tay trước khi ăn, và đo đường trước khi ăn. Nếu áp huyết thấp dưới 100, là thiếu máu phải uống thuốc bổ máu trước khi ăn. Sáng hay tối chích thêm B12 làm tăng hồng cầu, giảm đau, kích thích ăn ngon. Nếu đường thấp dưới 5.0mmol/l thì trong bữa ăn phải có chất ngọt, nếu dđường thấp làm xuất mồ hôi người run mệt, cần uống 1-2 thìa đường hay uống 1 ly Coke mồ hôi sẽ cầm, co tim co bắp hết run giật muốn giữ vị khí tang thì cần phải ăn thêm Chè Bà Cốt.
2-Sau khi ăn, theo tiêu chuẩn KCYĐ đường từ 8.0-12.0 mmol/l là bình thường, nhưng dù 12.0mmol/l sau 30 phút ăn, tập bài Lễ Phật Trì Danh trong 15 phút đường sẽ xuống từ 2.0-4.0mmol/l, tập 2 lần thì đường xuống trung bình là 6.0mmol/l, nên KCYĐ không sợ đường cao, khi đường thấp tập thể dục khí công làm xuất mồ hôi, đường tụt thấp và khi đường thấp cũng làm tụt áp huyết, lại cần phải ăn thêm đường để làm tăng áp huyết,
3-Chức năng chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, thì cần B12 xúc tác trong bữa ăn, sau khi ăn, áp huyết bên tay trái bao tử làm việc tốt thì phải cao hơn tay phải, ở tuổi trên 60 thì tối đa 140mmHg và phải cao hơn tay phải bên gan. Lúc đó bên tay phải áp huyết tối thiểu 130mmHg.
Nếu kết qủa ngược lại sau khi ăn bên tay phải cao hơn tay trái thì những thức ăn sẽ không được chuyển hóa, sẽ làm tức bụng, nghẹn ngực, nhói tim. Tình trạng áp huyết không đúng chức năng chuyển hóa giữa tay trái và tay phải, thì phải tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng khí trung tiêu để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, nó có thể biến đổi áp huyết tay trái hay tay phải cao thành thấp, thấp thành cao, tuy nhiên phải để ý sau khi ăn tay trái cao, nhưng sau khi tập tay trái thấp mà tay phải không tăng vì không nhận được chất bổ thì phải ăn thêm Chè Bà Cốt.
doducngoc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)