Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Nỗi nhớ không tên


 NỖI NHỚ KHÔNG TÊN


Có nỗi nhớ không thể gọi thành tên

Cứ day dứt cồn cào nơi tim nhỏ

Cơn gió ngang qua giật mình cũng ngỡ

Tiếng chân anh đang nhẹ bước bên thềm


Em sợ một ngày tình chẳng dịu êm

Khi bóng anh trên đường dài xa ngái

Con tim em mãi sầu thương khắc khoải

Nỗi nhớ nhọc nhằn nghiêng cả mùa yêu


Còn lại gì trong bóng tối cô liêu

Ngoài tiếng dế than nỉ non quạnh vắng

Nhấp chén men cay lòng thêm mặn đắng

Lạnh bờ vai thèm khát một vòng tay


Về đi anh hâm lại những nồng say

Để trái tim ngủ ngoan nơi lồng ngực

Trọn giấc mơ giữa cuộc đời hiện thực

Không quặn lòng nhức nhối bởi niềm riêng!!!


Sưu tầm. 

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

Thơ tên các ca khúc của cố nhạc sĩ TRỊNH CÔNG SƠN


 BÀI THƠ SỬ DỤNG TÊN CÁC CA KHÚC CỦA CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN (*)


"Bạc phơ 𝑯𝒂̣ 𝒕𝒓𝒂̆́𝒏𝒈 tái tê

Để cho 𝑩𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒏𝒉𝒐̛́ gọi về tên Anh

𝑻𝒊̀𝒏𝒉 𝒔𝒂̂̀𝒖 nào có trôi nhanh

𝑻𝒊̀𝒏𝒉 𝒙𝒂 xin vẫn để dành cho nhau


𝑻𝒐̂𝒊 𝒓𝒖 𝒆𝒎 𝒏𝒈𝒖̉ cho mau

Tự dưng thấy - 𝑻𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏𝒐̂̃𝒊 đ𝒂𝒖 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒐̛̀

𝑵𝒂̆́𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖𝒚̉ 𝒕𝒊𝒏𝒉 cũng ngẩn ngơ

𝑹𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒙𝒖̛𝒂 đ𝒂̃ 𝒌𝒉𝒆́𝒑 tiếng tơ vẫn còn


𝑽𝒆̂́𝒕 𝒍𝒂̆𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 mãi chẳng tròn

𝑼̛𝒐̛́𝒕 𝒎𝒊 chi để héo hon cho người

Biệt ly 𝑽𝒂̂̃𝒏 𝒏𝒉𝒐̛́ 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 đ𝒐̛̀𝒊

Dù rằng 𝑿𝒂 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒎𝒂̣̆𝒕 𝒕𝒓𝒐̛̀𝒊 bao năm


Khi nào 𝑻𝒐̂𝒊 𝒔𝒆̃ đ𝒊 𝒕𝒉𝒂̆𝒎

Để người xin chớ 𝑻𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 đ𝒂̃ 𝒒𝒖𝒆̂𝒏

𝑹𝒖 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 mong chút nhân duyên

𝑴𝒐̣̂𝒕 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 nên lại buồn


𝑵𝒂̀𝒚 𝒆𝒎 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒐̛́ mưa tuôn

Cơn 𝑴𝒖̛𝒂 𝒎𝒖̀𝒂 𝒉𝒂̣ ngọn nguồn từ đâu 

𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒗𝒆̂̀ 𝒃𝒐̂̃𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒐̛́ nhịp cầu

𝑵𝒐̂́𝒊 𝒗𝒐̀𝒏𝒈 𝒕𝒂𝒚 𝒍𝒐̛́𝒏 nguyện cầu cho ai


𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒄𝒂 - 𝑵𝒉𝒖̛ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̛̉ 𝒅𝒂̀𝒊

𝑻𝒖𝒐̂̉𝒊 đ𝒂́ 𝒃𝒖𝒐̂̀𝒏 gửi u hoài đi theo

𝑸𝒖𝒚̀𝒏𝒉 𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 đưa giữa xóm nghèo

𝑯𝒂𝒊 𝒎𝒖̛𝒐̛𝒊 𝒎𝒖̀𝒂 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒍𝒂̣ vèo trôi qua


Kìa Đ𝒐̂𝒊 𝒎𝒂̆́𝒕 𝒏𝒂̀𝒐 𝒎𝒐̛̉ 𝒓𝒂

Cho ai được thấy Đ𝒐𝒂́ 𝒉𝒐𝒂 𝒗𝒐̂ 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈

𝑮𝒊𝒐̣𝒕 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒂̆́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒒𝒖𝒆̂ 𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈

Trong tim 𝑪𝒐́ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 lá rơi


𝑪𝒉𝒊̉ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒂 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 đ𝒐̛̀𝒊

𝑩𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒊̀𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒐̛̉ 𝒍𝒂̣𝒊 nơi bến nào

𝑩𝒐̂́𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝑩𝒐̂́𝒏𝒈 dưới ao

𝑵𝒂̀𝒚 𝒆𝒎 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒐̛́ gọi chào Bống không?


𝑹𝒖 𝒆𝒎 𝒕𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐́𝒏 𝒙𝒖𝒂̂𝒏 𝒏𝒐̂̀𝒏𝒈

Nghẹn như 𝑳𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒖̉𝒂 𝒅𝒐̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂𝒏𝒈 thu tàn

𝑯𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂̣𝒊 𝑴𝒆̣ mãi chứa chan

𝑺𝒐́𝒏𝒈 𝒗𝒆̂̀ đ𝒂̂𝒖 để non ngàn đắng cay?


Còn 𝑻𝒂 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒈𝒊̀ đ𝒆̂𝒎 𝒏𝒂𝒚?

Ai đi 𝑵𝒉𝒖̛ 𝒄𝒂́𝒏𝒉 𝒗𝒂̣𝒄 𝒃𝒂𝒚 cuối chiều…

𝑳𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒈𝒐̣𝒊 phiêu diêu

𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑨̂𝒎 𝒃𝒖𝒐̂̀𝒏 gợi những điều trong tim


𝑻𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 mải đi tìm

𝑯𝒐𝒂 𝒗𝒂̀𝒏𝒈 𝒎𝒂̂́𝒚 đ𝒐̣̂ lặng im khóc thầm

𝑻𝒂̣ 𝒐̛𝒏 thắp nén hương trầm

Đã thôi 𝑶̛̉ 𝒕𝒓𝒐̣ cõi trần rồi ư?


𝑪𝒂́𝒕 𝒃𝒖̣𝒊 là thực hay hư

𝑹𝒂 đ𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝒏𝒈𝒐̣ mà như về nhà

𝑴𝒐̣̂𝒕 𝒍𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒐́ rồi xa

Để ai đếm - 𝑻𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒒𝒖𝒂 não nề


Hẹn chi 𝑴𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒐̃𝒊 đ𝒊 𝒗𝒆̂̀

𝑫𝒊𝒆̂̃𝒎 𝒙𝒖̛𝒂 nay đã yên bề sau mưa

Mang 𝑬𝒎 đ𝒆̂́𝒏 𝒕𝒖̛̀ 𝒏𝒈𝒉𝒊̀𝒏 𝒙𝒖̛𝒂

Mà như 𝑪𝒐̉ 𝒙𝒐́𝒕 𝒙𝒂 đ𝒖̛𝒂 tháng ngày


Mình ai 𝑳𝒂̣̆𝒏𝒈 𝒍𝒆̃ 𝒏𝒐̛𝒊 𝒏𝒂̀𝒚

Chẳng buồn theo để 𝑵𝒊́𝒖 𝒕𝒂𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̀𝒏 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈

𝑹𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒙𝒂𝒏𝒉 𝒙𝒂𝒏𝒉 𝒎𝒂̃𝒊 không cùng

𝑽𝒖̛𝒐̛̀𝒏 𝒙𝒖̛𝒂 xơ xác giữa vùng xác xơ


Thương ai đã 𝑯𝒂̃𝒚 𝒄𝒐̂́ 𝒄𝒉𝒐̛̀

𝑽𝒂̀𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂𝒊 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒈𝒐̃ thẫn thờ cuối xuân

𝑨𝒊 𝒏𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒄𝒂́𝒏𝒉 𝒄𝒖̛̉𝒂 tần ngần

𝑩𝒆̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒊𝒖 𝒒𝒖𝒂̣𝒏𝒉 những lần lệ rơi


Đ𝒆̂̉ 𝒈𝒊𝒐́ 𝒄𝒖𝒐̂́𝒏 đ𝒊 cuối trời

𝑹𝒖 đ𝒐̛̀𝒊 đ𝒊 𝒏𝒉𝒆́! Mong đời ngủ say..."


(*) Do TS Lê Thống Nhất sáng tác nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn.


#nhactrinhcongson #nhactrinh #trinhcongson #nhacvn #trinhcongsonquote

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

CHÊNH VÊNH.

 "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già 

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn 

Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ 😉😄😁" 

Trải nghiệm cùng tôi 😍😍😍

St.


Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

ĐẾN CUỐI CÙNG CÒN LẠI MỘT CHỮ THƯƠNG.


 Biết cuối đời có gặp lại được không

Người từng chạm trái tim ta một thuở

Rồi bước đi để lòng đau rạn vỡ  

Day dứt hoài chẳng thể một lần quên.

 

Có một người thật khó để đặt tên

Là bạn thân, nhân tình hay tri kỷ

Chỉ biết rằng ta tâm đầu hợp ý

Cùng sẻ chia ngọt đắng rất đời thường.


Nếu cuối đời có thể cạn yêu thương

Chắc lúc đó ta già rồi Người nhỉ

Không gọi Người trong những cơn mộng mị 

Chẳng bâng khuâng thao thức giữa đêm trường.


Nếu vẫn hoài vướng víu sợi tơ vương

Ta muốn được nói câu này Người nhé 

"Dù mai đây trên bước đường lặng lẽ

Hình bóng Người vẫn mãi ở kề bên"


Nếu cuối cùng chẳng thuộc nổi chữ "Quên"

Ta sẽ khắc tên Người thêm lần nữa

Rồi xóa đi những điều từng hẹn hứa

Giữ riêng mình vỏn vẹn một chữ "Thương" ./.


ĐẾN CUỐI CÙNG CÒN LẠI MỘT CHỮ THƯƠNG

ST 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

NỖI NHỚ


 Trăm con sông đổ về biển lớn 

Ngàn nỗi nhớ gửi vào TY

Lòng bỗng bâng khuâng mỗi buổi chiều 

Tình yêu nào lãng đãng phiêu diêu ...

Gửi  TY . 8/10/2022

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

Bài hát Đôi Bờ

 🔵 BÀI HÁT “ ĐÔI BỜ “ & CUỘC ĐỜI TÁC GIẢ ...! 


                            * * *

         Grigory Pozhenyan ngồi một mình trong căn hộ rộng rãi. Ông ngẫm nghĩ về cuộc đời, về đất nước. Ông là một nhà thơ, nhà văn lớn của nước Nga, là công dân Nga, hai lần được giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga, nhưng ông vẫn thấy như mình chẳng phải người Nga.


       Ông sinh ra ở Kharkov, nhưng lại lớn lên ở Odessa. Bố ông, người gốc Armenia, mẹ ông gốc Do Thái. Vậy thì quê hương ông ở đâu? Ông vẫn tự nhủ là mình có nhiều quê hương để mà yêu dấu. Người Do Thái thì lưu lạc khắp toàn cầu mà vẫn không có tổ quốc. Nhưng ông có cố đô Kharkov, có thành phố cảng Odessa, được mệnh danh là hòn ngọc Hắc hải, và ông có Moscow tráng lệ.


       Thế nhưng, từ sâu thẳm, ông vẫn mặc cảm vì là người Do Thái. Ông nhớ khoảng năm lên mười lăm tuổi, cậu bé Grigory vẫn coi mình được sinh ra trong một gia đình trí thức danh giá. Bố là giám đốc một viện nghiên cứu lừng danh, mẹ là một bác sĩ nổi tiếng. Nhưng chỉ mấy năm sau, bố ông bị quy là phản cách mạng, mẹ cũng vì gốc Do thái mà bị chuyển công tác đến nơi rất xa. Grigory những tưởng mình cũng sẽ bị chuyển đi Xibir chặt cây đốn củi. Nhưng nhờ chiến tranh xảy ra, vừa tốt nghiệp phổ thông năm 1939 là chàng trai tham gia quân đội, phục vụ trong hạm đội Hắc Hải, nên không bị đày đi xa nữa.


        Các tướng lĩnh trong binh chủng hải quân chưa bao giờ thấy một tay lính thủy đánh bộ dũng cảm và liều lĩnh như chàng trai này. Trận chiến nào có Grigory tham gia thì các vị tướng đều tin rằng sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Anh dẫn đầu nhiều toán biệt kích đi phá những chiếc cầu, để ngăn chặn đà tiến công của quân Đức. Chiếc cầu đầu tiên mà anh phá sập là cầu Varvarovsky ở Nikolaev. Rồi tiếp theo nhiều cầu nữa, cho đến chiếc cuối cùng là ở Belgrade.


       Các tướng lĩnh không biết được vì đâu mà anh dũng cảm và nhanh nhẹn thế, nhưng anh biết: anh chỉ có một niềm tin mãnh liệt vào chúa Trời. Anh tin Chúa sẽ bao bọc anh lành lặn. Bởi thế, anh không sợ gì cả.


       Chiến đấu dũng cảm như thế, nhưng Grigory vẫn mang tiếng là một chàng lính ngỗ ngược. Bởi vì anh sẵn sàng bảo vệ quan điểm chính trị của mình trước đồng đội, anh không sợ ai. Các tướng lĩnh quý anh, nhưng tay chính ủy Genkov thì ghét anh ra mặt. Anh cũng không ưa gì hắn ta. Một lần, hắn gọi anh vào phòng chỉ huy, quát mắng anh một cú phủ đầu:


- Tôi nói cho anh biết nhé. Bố anh là phần tử phản cách mạng, mẹ anh là mụ đàn bà Do Thái. Anh phải lễ độ với mọi người, đừng có mà vênh vang kênh kiệu.


Grigory đáp lại:


- Bất kể bố tôi là ai, mẹ tôi là ai, tôi là một chiến sĩ Hồng quân. Báo cho anh biết, nếu anh còn nói đến bố mẹ tôi lần nữa thì tôi không tha cho anh đâu.


       Và anh bước ra ngoài...


       Tay Genkov này vẫn không chừa. Một lần, trước hàng quân, trên boong tàu, hắn gọi anh là con của mụ Do Thái. Anh lẳng lặng ôm ngang người hắn và quẳng xuống biển. Tên này sặc sụa vùng vẫy dưới nước một hồi. May mà đồng đội ném phao xuống cho hắn để hắn bám và kéo hắn lên. Genkov đề nghị vị tướng chỉ huy kỷ luật Grigory, nhưng ông ta phớt lờ. Chính ông cũng không thích hắn ta.


      Trận đánh mà Grigory nhớ đời là trận cứu toàn dân ở Odessa. Năm 1941, thành phố bị bao vây. Nhà máy cấp nước cho thành phố nằm cách xa 40 km lại bị Đức chiếm. Dĩ nhiên bọn chúng cắt nước, định làm toàn dân Odessa chết khát. Dự trữ nước của thành phố cạn kiệt dần. Người ta phải phân khẩu phần cho mỗi người mỗi ngày chỉ đươc một ca nước. Thế mà cái khẩu phần chết tiệt kia cũng không chắc kéo dài được mấy ngày. Bộ chỉ huy thành lập một toán biệt kích gồm 32 chàng lính thủy đánh bộ sừng sỏ nhất, do Grigory làm toán trưởng, và oái oăm thay lại có cả Genkov làm chính trị viên. Nhiệm vụ của toán biệt kích này là bí mật hành quân đến gần nhà máy nước rồi bất ngờ đánh chiếm. Sau đó phải cố giữ cho bằng được một thời gian đủ dài để nhà máy cung cấp một lượng nước dự trữ cho Odessa. Nhưng trước ngày lên đường, Genkov biến mất. Hắn đã đào ngũ. Grigory đề nghị không cần người bổ sung. Ba mươi mốt chàng trai dũng cảm là đủ, thêm một tên hèn vào nữa chỉ tổ vướng chân. Trận đánh đã nhanh chóng thành công, nhưng giữ được lâu mới là khó. Van nước về thành phố đã được mở. Công nhân cho máy vận hành hết công suất. Những chàng biệt kích thì phân nhau các vị trí để chống trả bọn Đức tấn công vào. Chúng huy động tới cả trung đoàn với đủ các phương tiện để chiếm lại nhà máy. Cũng may là nhà máy còn dùng để cấp nước cho cả một quân đoàn của Đức cho nên chúng chỉ muốn chiếm lại chứ không dùng máy bay, đại bác phá hủy. Các chiến binh của Hồng quân ngã xuống dần. Đến khi chỉ còn 5 người, nhưng 5 ụ súng vẫn nhả đạn liên tục. Khi chỉ huy điện cho Grigory: “Khá lắm, cố giữ lấy một giờ nữa nhé, là lúc cả đội chỉ còn một mình anh. Lúc này anh phải di chuyển liên tục, nhà đạn từ ụ này một ít rồi lại sang nhả đạn ở ụ súng kia, để bọn Đức vẫn tưởng là bên ta vẫn còn mấy người. Đến khi chỉ huy ra lệnh: “Nhiệm vụ đã hoàn thành, lệnh cho rút lui”, thì Grigory trả lời: “Tôi e rằng không còn ai nữa để rút”. Ngay chính lúc đó, một loạt đạn đã nhắm trúng anh. Anh ngất lịm không biết gì nữa.


       Quân Đức vẫn ngần ngại, thận trọng theo dõi mấy tiếng đồng hồ rồi mới dám tiến vào. Chúng đếm số xác chết và công bố đã tiêu diệt toàn bộ 30 biệt kích Nga. Tình báo Liên Xô cũng đưa tin về như thế, Vậy thì còn một cái xác nữa biến đi đâu? Mãi mấy tháng sau bộ chỉ huy mới có câu trả lời.


      Grigory tỉnh dậy, thấy người bê bết máu. Anh đang nằm dưới tầng hầm của một ngôi nhà. Một bà già khẽ đặt ngón tay lên môi ra hiệu anh im lặng, rồi bà nói: “Con đã tỉnh rồi. Mẹ biết là con chưa chết, không thể chết, khi ông ấy cõng con về đây. Thì ra, trong khi bọn Đức còn thận trong chưa dám vào, một lão công nhân đã phát hiện là anh chưa chết, đã cõng anh về nhà. Sau mấy tháng lặng lẽ điều trị cho anh, ông lão đã liên hệ với du kích bí mật đưa anh ra ngoài. Anh lại liên lạc được với đồng đội.


       Đơn vị đề nghị phong Grigory danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng không thấy cấp trên trả lời. Có lẽ người ta còn bận rộn với chiến tranh. Nhưng sau khi cuộc chiến kết thúc nhiều năm, Grigory vẫn không được phong anh hùng. Anh cũng không quan tâm, không mong chờ. Cái lý lịch bố là phản cách mạng, mẹ gốc Do Thái đã làm anh chẳng mong gì phần thưởng. Có người bảo với anh rằng danh hiệu anh hùng là người ta đã sắp đặt cả rồi. Họ định cho ai là anh hùng thì họ sẽ bố trí để người đó đạt thành tích và rồi sẽ được phong. Grigory cũng hơi tin như vậy, nhưng vẫn còn nghi ngờ. Mãi sau, một người bạn khác phát hiện ra nguyên nhân thật. Tay Genkov đào ngũ ngày nào sau đó đăng ký vào một đơn vị khác, khai rằng hắn bị lạc đơn vị. Và hắn vẫn leo lên dần. Hiện hắn là viện phó viện Huân chương, tức là đơn vị xét phong Anh hùng Liên Xô, đời nào hắn duyệt cho anh.


         Hết chiến tranh, Grigory thi vào trường đại học viết văn Gorky bởi nhiều người đã nói anh có tài viết văn. Bây giờ lại là “sinh viên ngỗ ngược” – chàng cãi nhau với hiệu trưởng và luôn đứng về phe những người bị coi là “xét lại” , cũng suýt 2 lần bị đuổi học và chỉ có quá khứ oanh liệt trong quân ngũ cứu chàng khỏi những vụ bị đuổi khỏi trường. Nhưng tài năng thì không ai có thể cướp đi của chàng: nhà văn, nhà thơ với 30 đầu sách, tác giả của 60 lời bài hát (trong đó có nhiều bài do chàng soạn nhạc luôn và rất nhiều bài được các ca sỹ đương thời trình diễn), tác giả nhiều kịch bản phim...Trong hoạt động nghệ thuật chàng lại vô cùng khó tính, cầu toàn và trách nhiệm, khác hẳn ngoài đời! Có lần vừa làm đạo diễn vừa viết kịch bản phim chàng đã cho cả loạt diễn viên chính không chịu tập trung vào công việc “chết ngay từ tập 1” – chàng sửa kịch bản và cho các nhân vật họ đóng hy sinh hết! Thật khó hình dung với “tính ngỗ ngược” đó mà chàng lại viết ra những dòng thơ rung cảm bao thế hệ.


        Sau khi tốt nghiệp trường viết văn Gorky, Grigory gặp Tanhia, một cô gái Nga chính hiệu. Da trắng, tóc vàng, đôi mắt xanh, một ngoại hình hoàn chỉnh. Tanhia đang là nghiên cứu sinh ở trường đại học và đang làm đề tài tại một viện nghiên cứu. Rất nhiều chàng trai theo đuổi, vây vo quanh nàng. Một thanh niên hào hoa phong nhã mà đã mang quân hàm Đại tá, sắp sửa lên tướng, một Giáo sư tiến sĩ, học vị đầy mình và hứa hẹn tương lại rực rỡ. Nhưng nàng không yêu. Cũng chẳng hiểu tại sao, nàng lại thích những vần thơ êm dịu trong con người ngỗ ngược của Grigory. Hai người thường đi chơi với nhau vào các buổi chiều. Cái khó không ở anh chàng đại tá hoặc chàng giáo sư, nàng chỉ việc từ chối là xong. Khó khăn là ở cái viện nghiên cứu. Tổ chức của viện đã nói với nàng rằng viện dự định khi nàng bảo vệ xong là nhận nàng về làm việc chính thức tại viện, một vị trí tuyệt vời. Nhưng nếu nàng lấy con một ông phản cách mạng, một bà gốc Do thái, thì nàng sẽ không được nhận nữa. Ông tổ chức ấy cũng đã đánh tiếng với bố mẹ nàng như thế, cho nên bố mẹ nàng cũng hết sức ngăn cản. Grigory thấy rõ, cuộc chiến với bọn Đức ở nhà máy nước là cuộc chiến với kẻ thù, vì vận mệnh của người dân Odessa, còn cuộc chiến hiện nay là cuộc chiến với những người “đàng mình”, cuộc chiến để giành hạnh phúc cho chính chàng và nàng. Grigory tin rằng họ sẽ vượt qua, nhưng Tanhia thì vẫn còn hoang mang lắm. Có hôm Tanhia nói: “Anh và em ở hai bờ của dòng sông này. Không có cầu, không có phà, làm sao mà gặp nhau đây?” Nhưng chàng nói đôi bờ đâu cách xa và chúng ta sẽ đến được với nhau thôi.


      Tanhia vẫn rất buồn. Những ngày này Grigory hiểu rõ và cảm thông với nàng. Chàng đã làm những vần thơ mà sau này bao người xúc động. Bài thơ này sau đó được Andrey Yakovlevich Eshpai phổ nhạc và làm bài hát trong bộ phim “Khát” do chính Grigory viết kịch bản dựa trên cuộc chiến đấu chiếm nhà máy nước mà anh đã chỉ huy:


       Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới 


Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời 


        Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta, 


Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.


       Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng 


Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng 


      Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha 


Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.


      Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới. 


Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời. 


        Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha. 


Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.


       Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha. 


Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa....


       Bài hát rất hay và rất buồn, tất nhiên “Đôi bờ” buồn, buồn lắm, nhưng ý nghĩa của bài hát, của đôi bờ sông này hiểu thế nào đây, hát mãi rồi nhưng cho đến tận ngày nay người ta cũng chưa thống nhất được là ý nghĩa thực sự mà tác giả lồng vào đấy là gì đâu. Đa số nghĩ rằng, và có lẽ không sai, là: đôi trai gái dù yêu nhau nhưng cuộc đời trái ngang nên không thể đến được với nhau, tuy vậy họ mãi giữ tình cảm đẹp với nhau, mãi song hành trên con đường đời nầy, như đôi bờ sông của một con sông vậy! Rất logic thôi, nhưng có một số người khác không nghĩ thế, trong đó có thể có cả... tác giả của ca từ tuyệt đẹp này!


      Cũng có người suy diễn bài hát nói về một mối tình vô vọng của một cô gái chung thủy với một chiến sĩ hi sinh ngoài mặt trận, và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con thiên nga đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi...


       Sau này, khi đã về già, có người hỏi bài hát có ý nghĩa gì, thì Grigory đùa rằng đó là bài hát trong phim, và phải hỏi cô gái đó mới biết được. Chỉ có một lần ông trải lòng ra với bạn bè về hình tượng “đôi bờ” ấy. Đó chính là cuộc đời ông, ông không sinh ra ở biển nhưng suốt cuộc đời thường luôn gắn liền với biển, ngay tìm ra cô gái sau này làm người vợ yêu thương cũng ngoài biển. Và hầu hết các con sông đều đổ ra biển lớn, nếu đủ sức mạnh thì đôi bờ sông sẽ gặp nhau chính ở nơi đó, là biển. Cũng vậy, cô gái trong bài hát ấy vẫn tin vào tình yêu, vẫn tin rằng họ sẽ lại bên nhau! Vậy là, với một bài hát tưởng như rất buồn, tưởng vô vọng, thì nó chính ra là một bài hát nói lên quyết tâm, bởi điệp khúc “đôi bờ đâu có cách xa “ ...!

     Cre : ST

                  Nguồn : Nam Nguyễn

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Đóa Hồng

 ĐÓA HỒNG 


Đóa hồng nào tỏa sáng

Dịu dàng và sang trọng 

Nồng nàn tràn sắc hương 

Luyến tiếc thương cho đời. 


Năm chín đóa hồng tươi 

Gửi  em về "nhà mới "

Rời cõi tạm dương  thế 

Ba mẹ đón em về !


Đóa hồng nơi trần thế ,

Âm thần và lặng lẽ

Dâng mối tình nồng ấm 

Trọn tình thiếp phu thê .


Cuộc đời nghiệt ngã thế

Sinh ly rồi  tử biệt,

Định mệnh sắp đặt thế

Nay cách biệt xa xôi 😥


Thời gian không ngừng trôi

Chị em mình chung ý 

Dâng đóa hồng thắm tươi 

 Xây đắp cuộc tình Người!


Mãi  mãi là rạng ngời 

Về tây phương cực lạc

Ở bên kia thế giới 

Sớm siêu thoát vãng sanh😥😥😥


5/10/2022 gửi em dâu út.

Hình st.


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

NÓI VỚI ANH -THU ĐI


Kể từ ngày ấy mình biết nhau
 Quẳng gánh lo âu tựa bóng câu
     "...Nhói lòng tự hỏi sao vậy nhỉ
     Duyên tình nào ta đành xa nhau..."

Đêm nay một mình dưới bóng cau
Nhặt cánh hoa rơi  ước nguyện cầu:
-Màu tím thúy chung tim tím mãi
Bóng của riêng mình bóng lồng  nhau. 

Rồi thế, rồi thôi  ,ước  được đâu
Lời nguyện năm xưa ướt nát nhàu
Cánh hoa nào đi trong chơi vơi...
"...Đàn gà con tao tác muôn nơi
Bước trẻ thơ chập choạng trời chiều... "😥

Phải thế  không anh  thuận lẽ đời ?
Em tìm về cất mảnh tình riêng 
Trời không  mưa ,tình em ướt mãi
Có thật mình ,đã mất nhau chưa ???
.....

Thôi nhé TY !khép  kỉ niệm xưa 
Ép cánh hồng, phai màu sắc nắng. 
Vượt đại dương cánh buồm đỏ thắm 
Cập bến bờ  rạng ánh dương quang
NBH gửi TY 27/9/22

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Bông Hồng Mùa Xuân

 🍀 Một Bài Thơ Tình Hay Muốn Chia Sẻ

Một bài thơ tôi thuộc làu từ lâu lắm rồi... mối tình đẹp giữa anh lính chiến tiền phương và em gái hậu cứ thật cảm động ❤️


BÔNG HỒNG MÙA XUÂN


"Bán cho tôi một bông hồng đi, cô bé!

Đoá nào tươi còn búp nụ mịn màng."

Tôi ngước lên: "Xin ông chờ tôi lựa.

Một bông hồng vừa ý nghĩa, vừa sang!"


Khách mỉm cười: "Cô thật tài quảng cáo!

Thế... hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?"

Tôi bối rối: "Hình như người ta bảo

Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."


"Cám ơn cô! Giá bao nhiêu đấy nhỉ?"

Tôi lắc đầu: "Thôi, xin biếu không ông,

Một đoá hoa không đáng bao nhiêu cả

Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."


Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc.

"Cô bé lầm! Tôi không tặng người yêu.

Thằng bạn thân chiều qua vào nghĩa địa

Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.


Nhưng cô bé phải nhận tiền tôi chứ!

Hoa cho không, rồi mẹ mắng làm sao?"

Tôi cúi mặt: "Xin gửi người xấu số,

Chuyện của ông làm tôi bỗng nghẹn ngào!"


Khách quay đi, áo hoa rừng đã bạc,

Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng.

Tôi bất chợt đưa tay làm dấu thánh

Mẹ giữ gìn cho người ấy bình yên!


Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh,

Nắng vàng mơ, má con gái thêm hồng.

Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ.

Mình nhớ Người, Người có nhớ mình không?


Chiều hai chín phố phường sao tấp nập

Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau.

Mắt tôi lạc... rồi bỗng dưng bừng sáng

"Phải anh không? Người khách của hôm nào?"


Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng,

Anh đến gần, lời nói cũng reo vui:

"...Sao cô bé... hàng hôm nay đắt chứ?

Còn nhớ tôi... hay cô đã quên rồi!


Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ,

Ghé ngang đây xin cô một bông hồng

Và mong cô cho tôi xin lời chúc:

"Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."


Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại,

Gượng tìm hoa, rồi trao tặng tay Người.

Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống,

Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:


"- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột,

Nhưng thật tình tôi không thể nào quên

Người con gái trong một lần gặp gỡ,

Nhớ thật nhiều... dù chưa được biết tên


Một bông hồng - như hôm nào cô nói:

Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."

Tôi run tay, nhận hoa hồng Người tặng

Sự thật rồi... mà cứ ngỡ đang mơ.


Lý Thuỵ Ý

Đăng trong Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong Saigon 1968

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

Tình Thu

 TÌNH THU.


Trong veo tiếng vọng chuông chùa.

Tiếng chuông Trấn Vũ... Gió lùa tóc em

Chiều nay chầm chậm,bước quen 

Bên hàng liễu rủ...gọi tên một Người! 


Hoàng hôn buông xuống chân trời 

Trăng vàng lấp loáng gọi mời tiếng yêu 

Hồ Tây ríu rít nhạn kêu

Uyển ương quấn quýt  dập dìu bên nhau


Sóng thu, gợn bóng hàng cau 

Đưa  hương ngan ngát... Cau trầu vấn quanh

Biết nhau quyện mấy mùa xuân 

Tình duyên không đặng lỡ đành xa nhau .


Sâm cầm vỗ cánh về đâu ???

Bóng chim bói cá cắt đau mặt hồ

Trăng buông quạnh bóng hư vô 

Đêm thu xanh thẳm ...nước  hồ gương  soi.


18/8/2021 NBH . Gửi TY.

Hình st.


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

BỐN QUY TẮC THẤU HIỂU TÂM THỨC TỪ NGƯỜI ẤN ĐỘ


 


1. Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả"

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.

2. Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra"

Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.

"Không có: Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi thì nó hẳn đã khác đi."

Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học được bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi thách thức sự hiểu biết và bản ngã của ta.

3. Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm"

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời, thì cơ duyên sẽ có ở đó, sẵn sàng để bắt đầu.

4. Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua"

Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa  đã giúp ích xong cho sự tiến hóa của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là ta hãy buông bỏ, đón nhận, yêu thương và tiếp tục cuộc hành trình.


Bạn KHông Tình Cờ đang đọc những dòng này. Mà bởi vì bạn có duyên để kết nối, đón nhận và hiểu rằng không một bông hoa nào lại nở sai thời điểm hay tình cờ rơi xuống sai chỗ cả...

Hãy đối xử tốt với chính bản thân.

Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn.

Hãy luôn thấu hiểu, lan tỏa tình thương và kiến tạo hạnh phúc.

Sưu tập