Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời


Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI




Năm 2013 có nhiều dự báo không mấy tốt đẹp...song đừng vội nghĩ sai về những con số ngẫu nhiên ấy. Hãy đặt niềm tin vào chính mình và vượt qua chính mình nhé,lạc quan lên cuộc sống đang ở phía trước mà.Chúc mọi người thành công !

CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong( st ).

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TỰ MỞ LUÂN XA hay CHAKRA


GC xin chào đọc giả !Mình vừa học thiền, học khí công y đạo,mục đích để nâng cao sức khỏe,giải tỏa bệnh tật mà không dùng thuốc,nhiều người chưa hay dùng năng lượng vũ trụ cho cá nhân ,để cân bằng mọi thể chất trong cơ thể.
Vừa qua mình đã học và trải nghiệm thấy vô cùng quí giá ,mỗi ngày nên bớt chút thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân nhé,giải tỏa stres ...môn học nào cũng rất công phu luyên tập nhưng cái cốt yếu làm sao tập để mở luân xa hay chakra , mà mình thấy bài hướng dẫn của bên nhà thờ rất dễ hiểu mình sưu tầm và đăng lên giúp mọi người nhanh chóng đạt được kết quả.
Công dụng xem bài lợi ích của thiền nhé. Xin cảm ơn! (hoặc tham gia học Thiền thu lửa tam muội tại Hà Nội ,hãy tham khảo bài :Lời tri ân đã đăng)

PostHeaderIcon HƯỚNG DẪN TỰ MỞ CHAKRA

Vì là phương pháp tự mở chakra lấy, và hít thở để có được TKN, nên nếu có người mở cho thi tốt. Nếu không có thể tự mở lấy.

1. Tất cả những ai có hai bàn tay nóng ấm là đã có TKN mà không biết;

2. Để tự mở hệ thống chakra, ta có thể kích thích các vùng chakra trên người bằng nhiều cách:

- vỗ mạnh trên các vùng chakra để kích thích sự nhạy cảm của nó;

- dùng ngón tay hay các dụng cụ khác nhau tì hay ấn mạnh trên đó;

- chà xát cho vùng chakra nóng lên;

- Uốn lưng, cúi đầu và làm các động tác thể dục, tương ứng với các chakra

3. Sau đây là 12 vị trí charkra từ dưới lên:





1. Chakra 1: Dưới đít (giữa hậu môn và bộ sinh dục), huyệt hội âm: 

2. Chakra 2: Xương cùng.

3. Chakra 3: Thận 

4. Chakra 4: Tim, phổi phía sau lưng 

5. Chakra 5: Cổ phía sau

6. Chakra 6: Óc con

7. Chakra 7: Đỉnh đầu, huyệt hội dương

8. Chakra 8, Trước trán, huyệt ấn đường (huệ nhãn)

9. Chakra 9, Cổ phía trước, yết hầu, Thyroid và hạch amidal 

10.Chakra 10, Ngực giữa 2 vú

11.Chakra 11: Rốn

12. Chakra 12, huyệt đan điền, dưới rốn một ngón tay trỏ.
4. Sau khi đã kích thích các vùng chakra thì bắt đầu hít thở
(Các vùng chakra gồm thêm: mu và gan 2 bàn chân và 2 bàn tay, khuỷu 2 tay trước, sau và các đầu gối trước, sau cùng vùng dọc theo cột sống)
- nằm hay ngồi trong tư thế hòan tòan giãn xả-
- nếu ngồi thì không dựa lưng vào thành ghế- Nên ngồi trên ghế đẩu
- hit vào bằng mũi
- thở ra bằng miệng
- chậm dài và sâu
- hễ thấy đầy rồi thì thở ra không giữ khí, không dằn khi,
- đầu không nghĩ ngợi gì hết
- để được như thế nhẩm đếm hơi thở, hít vào đếm từ 1-4 hay hơn nữa
- thở ra sẽ đếm từ 1-8 hay 10. Hơi thở ra dài gấp hai hơi hít vào.
Cứ thế thở được càng lâu càng tốt. Nếu thở được 3-4 giờ liên tiếp là sẽ có TKN
Khi thấy chân bị hút xuống đất và lăn tăn là dấu hiệu bắt đầu có TKN, Cứ cố gắng thở thêm 1,2 giờ nữa là người sẽ nóng bừng lên là có TKN

Chúc anh chị em mau thành công.

LM Giuse Hòang Minh Thắng

Email :  palestina2010@gmail.com

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM


Thơ Xuân của Vua Phật Trần Nhân Tông




Vua Trần Nhân Tông, người đã cùng vua cha Thánh Tông chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm - cũng đồng thời là một nhà thơ với nhiều bài cảm tác về mùa xuân đầy tinh tế và sâu sắc.
Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của đời Trần. Ông thừa hưởng sự thông tuệ của ông nội là Thái Tông và cha là Thánh Tông, lên ngôi năm 1278, mất năm 1320.
Nhân Tông là vị vua cùng Thượng hoàng Thánh Tông chủ trì hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông oanh liệt nhất, cũng là vị vua sáng suốt, kiến tạo những năm đầu xây dựng đất nước chiến
tranh.

Ông còn là người lập ra thiền phái Trúc Lâm, cùng Trần Thái Tông, xây dựng thiền phái riêng ở trời Nam này, và có những học thuyết về thiền học khá sâu sắc. Nhưng vua cũng là người yêu thiên nhiên, hay làm thơ.
Ông để lại nhiều thơ trong các tập Thơ Trần Nhân Tông, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ. Nhưng hiện nay, theo các nhà sưu tập thơ Lý Trần, thì chỉ giữ lại được 31 bài thơ của ông. Trong 31 bài thơ này, có đến gần chục bài thơ về mùa xuân. Có thể về mùa xuân, nhà vua hay đi du ngoạn, và từ đó làm thơ.
Đây là một nét xuân ban mai:
Xuân hiếu
Buổi sớm mùa xuân

Thủy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi 

Ngủ dậy tung song cửa
Nào hay xuân đã sang
Một đôi bươm bướm trắng
Gặp hoa, cánh vội vàng.

Nhà thơ bất ngờ trước cảnh xuân đến, càng bất ngờ thấy cái rộn rã của mùa xuân qua đôi bướm trắng chớp cánh bay đến với hoa. Tình kín đáo mà cảnh thì hồn nhiên. Thi tứ đã chớp được cái khoảnh khắc ấy. Còn đây là ý nghĩ khi đến vãn cảnh chùa Cổ Châu:
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề chùa Cổ Châu

Thế số nhất sách mặc
Thời tình lưỡng hải ngân
Ma cung hồn quản thậm
Phật quốc bất thăng xuân 

Số đời thật mờ mịt
Mắt giấu tình bên trong.
Cai quản cung ma chặt
Đất Phật xuân thong dong

Từ chùa nghĩ về xứ Phật. Cõi thiền vậy đấy, nhưng biết đâu, khi mùa xuân đến thì cái tình vẫn nhen nhóm. Muốn tu được thì không gì khác phải giữ sao cho không có đất của sự cám dỗ thì mùa xuân cửa Phật mới thật yên ổn. Chuyện Phật ư?
 Chuyện đời và cả chuyện răn mình nữa đấy chứ!
Còn đây là xuân trên hồ Động Thiên:

Động Thiên hồ thượng
Trên hồ Động Thiên

Động Thiên hồ thượng cảnh
Hoa thảo giảm xuân dung.
Thượng đế liên sầm tịch
Thái thanh thì nhất chung 

Cảnh hồ Động Thiên nọ,
Hoa cỏ giảm mầu xuân
Thượng đế thương hiu quạnh
Tầng xanh chuông bỗng ngân

Trần Lê Văn dịch

Hồ ở nơi vắng vẻ cằn khô, khiến vẻ xuân hoa cỏ cũng kém phần. Nhưng cái phần xuân ở trên tầng trời xanh vẫn dồi dào lắm. Và trời đã đem cái hương xuân ấy từ trời đến cho vùng đất xa xôi hẻo lánh này qua những tiếng chuông ngân... Phải có tâm hồn tinh tế đến thế nào mới nhận biết được cái tình của vũ trụ, không để cho một nơi nào dù hiu quạnh phải thiệt thòi. Cái tâm nhân hậu bao la mới có được cái tứ thơ như thế.

Nhà vua thường hay quyến luyến với cái vẻ xuân, và lần nào người cũng nhận được những điều sâu kín từ trong những ngày xuân ấy. Người viết:
Xuân cảnh
Cảnh xuân

Dương liễu hoa xuân điểu ngữ trì
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi!

Khoan nhặt chim kêu hoa liễu dầy
Họa đường thềm dãi bóng mây bay
Chuyện đời khách đến không hề hỏi
Cùng tựa lan can ngắm cảnh ngoài.


Mùa xuân đẹp đến nỗi không muốn bàn đến chuyện thế sự nữa. Khách đành cùng chủ tựa lan can mà ngắm vẻ xanh thắm của mùa xuân.

Nhưng bài thơ hay nhất của Trần Nhân Tông về mùa xuân lại là bài Xuân nhật yết chiêu lăng:
Xuân nhật yết Chiêu lăng 

Ngày xuân thăm Chiêu lăng
Tì hổ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại

Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
Nghiêm trang nghìn cửa quân hùm,
Trăm quan bảy phẩm một vùng cân đai.
Bạc đầu, chàng lính nhắc hoài,
Chuyện Nguyên Phong cũ những ngày ruổi rong

Đến thăm lăng mộ của Trần Thái Tông, vào mùa xuân, trước ba quân hùng mạnh, trăm quan rờ rỡ. Sau lúc bái yết lạy ở trước lăng, hỏi chuyện người lính già, thì ông ta luôn nhắc đến chuyện thời Nguyên Phong, tức là đời Trần Thái Tông... Thế là khi đất nước triều đình hùng mạnh, thì những người lính lại là người nhớ đến những ngày khởi nghiệp gian nan vất vả nhất. Ý tứ thật sâu sắc. Cái ý ngày xuân, được nhắn nhủ kín đáo và thâm trầm xiết bao. Một vị vua anh hùng, một vị học giả uyên thâm, mới có được những vần thơ xuân như thế.

NGÔ VĂN PHÚ SƯU TẦM GIỚI THIỆU

THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN




                        


  DẠI KHÔN

Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn

                                             (Trần Tế Xương)

Bài thơ Đường này rất độc đáo là vần của bài thơ chỉ một từ “khôn”. Đó là dụng ý của tác giả mà rất hay về ý nghĩa triết lý chuyện dại khôn trên đời. Tác giả Trần Tế Xương đã gói gọn trong tám câu thơ rất dễ hiểu về quan niệm dại khôn thế nào cho đúng và phải biết mình, biết người. Cần nhớ rằng, không thể chỉ biết mình khôn, còn người ta dại và ngược lại, không để mình cứ khôn mãi, còn người ta thì dại hoài! Đồng thời mọi người phải biết đối nhân xử thế dại khôn cho hợp lý mới xứng đáng là người biết dại khôn. Điều này không phải dễ! Không phải ai cũng làm được! Phải chú ý rút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi trong thực tế cuộc sống mới có thể vận dụng dại khôn thành công.

                                         (Nguyễn Hồng Trân sưu tầm & giới thiệu )

DẠI KHÔN
                            Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ở đời có dại mới nên khôn
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng để dại
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hoá nên khôn .

                     Và xin giới thiệu bài: Luận về Dại – Khôn

Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: “cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Tôi không nhớ chính xác câu châm ngôn này nhưng quả thật nó ám ảnh tôi rất nhiều. Vì tôi cho rằng bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại. Nhưng để biết thế nào là “khôn” thì chẳng dễ dàng gì. Và sự ám ảnh trên không phải vì muốn thể hiện mình … “khôn” mà cốt chỉ cố tránh sao cho đừng có “dại” nghĩa là lại lấp lửng ở cái khoản “dại và khôn” .
Khôn thì cũng có nhiều cái khôn. Mà tôi sợ nhất cái câu người ta “khen” … “mày khôn lõi lắm” nghe không biết là khen hay chê. Nói thật lòng hay mỉa mai bỡn cợt. Một kẻ đúng hai từ “khôn lõi” cứ làm tôi liên tưởng đến cái dáng vẻ nhỏ thót, loắt choắt với cái cười ranh mãnh ----> dạng này cũng cỡ ớt hiểm chứ chẳng chơi (ặc đang soi lại gương), nhỡ mà đụng vào có như ong chích thì khốn. Vì thế khi ai đó bảo tôi “khôn lõi” lại thấy sợ nổi da gà, lạy Chúa nếu có muốn khen chê con thì xin dùng lời vàng ngọc khác để con được nhờ và mát lòng mát dạ .
Cái khôn nản hơn là …khôn dại, khôn vặt . 
 Nguyễn Công Trứ có mấy câu thơ:
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn
…………………………
Mấy kẻ quá khôn thường giả dại
Mấy người còn dại cứ làm khôn.

                                                      ( Sưu Tầm )

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

LỜI TRI ÂN !



Cuộc sống hiện đại khiến con người ta hàng ngày phải thu thập vô số các thông tin,nhịp điệu cuộc sống, vui có ,buồn có, khổ đau có ... mỗi người phải vật lộn với xã hội,với môi trường,với thiên tai... để được sống được tồn tại ,và sau mỗi ngày ,mọi người ai cũng biết mình bước vào một ngày mới .Ngày ấy với bạn có thể là một ngày tốt đẹp hạnh phúc,với người kia lại là những điều ngược lại hoăc không may mắn...Song có ai đó nghĩ rằng hôm nay mình Được nhiều hơn mà chẳng Mất gì ???

Còn tôi ư ? sau ngày tham gia vào CLB DSNL Hà Nội được nghe giảng 5 bộ công pháp của nhà Phật mà thầy đã truyền dạy, hôm nay tôi đã ngộ ra một điều :Con người khi cất tiếng khóc chào đời -ĐƯỢC sinh ra làm CON NGƯỜI cái MẤT đầu tiên là THỜI GIAN ở phía sau của mỗi Con Người.

Cái vốn quí giá nhất,có ý nghĩa nhất của mỗi cuộc đời con người: - Sức khỏe là vàng, chẳng ai bán ,chẳng ai cho ai cả. Mặc dù điều này ai cũng biết,nhưng hiểu sâu xa bản chất vốn có,nội lực tiềm sinh trong mỗi chúng ta thì không mấy ai biết.
Điều này hiện nay khoa học đã chứng minh vì thế dành lại THỜI GIAN để Thiền định cho mình thì không có nhiều người biết, để thu năng lượng vũ trụ, cân bằng mọi thể chất mà hằng ngày chúng ta nạp vào cơ thể,có quá nhiều sự lệch lạc kể cả vật chất lẫn tinh thần -Để rồi được cân bằng lại sức khỏe cho mọi người mà không dùng thuốc,mang lại giá tri cuộc sống cho mỗi người.

Thật có lỗi khi mình hiểu đôi chút nhỏ nhoi kiến thức mà không biết chia sẻ với những ai chưa biết,để giúp người ngộ ra mang lại  niềm tin,niềm vui cho ai đó.

Con xin có lời tri ân tới Đức Phật tới Thầy Tổ Dasira Narada. Tôi có lời cảm ơn người đã sáng lập ra CLB DSNL Hà Nội cho mọi người quần tụ về đây,để được thương yêu đùm bọc nhau hơn !Con xin tạ ơn nhiều !Dưới đây là một dẫn chứng của các nhà KH thế giới.

(Dân trí) - Cái lợi lâu dài của thiền là có được cái tâm thanh thản. Nhưng hơn thế, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng thiền giúp tăng cường thể chất não bộ.



                             



Thậm chí, một khóa học thiền ngắn cũng giúp tăng cường sự kết nối giữa các vùng vốn điều tiết các phản ứng cảm xúc của não bộ. Điều này sẽ khiến chúng ta dễ dàng giữ được bình tĩnh hơn.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ ở ĐH Orengon (Mỹ) đã tập trung vào những ảnh hưởng của kỹ thuật thiền định được gọi là tích hợp thể trí (IBMT). Dựa trên y học cổ truyền Trung Hoa, IBMT kết hợp tư thế, sự tưởng tượng và thư giãn cơ thể cùng các kỹ thuật thở.

Trong nghiên cứu, những người tập thiền sẽ tham gia tập IBMT 1,5 tiếng mỗi tuần trong vòng 1 tháng. Một nhóm khác cũng được học 11 tiếng nhưng là kỹ thuật thư giãn cơ bản. Ảnh chụp não bộ cho thấy sự kết nối của não bộ ở nhóm IBMT bắt đầu mạnh lên sau 6 tiếng luyện tập. Sự khác biệt này rất rõ ràng sau 11 giờ tập luyện.

“Sự thay đổi cấu trúc” này rõ nhất ở các sợi kết nối với cingulate ở phía trước, phần não bộ giúp điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Điều này cho thấy ý nghĩa của nghiên cứu không chỉ còn là giúp người dân giảm căn thẳng. Sự kém hoạt động của cingulate phía trước có liên quan đến mất trí nhớ, rối loạn tăng động, sự mất tập trung chú ý, trầm cảm và tâm thần phân liệt

Một nghiên cứu trước đó cho thấy chỉ cần 20 phút tập IBMT là đủ để giảm căng thẳng.

Báo cáo được đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học Mỹ.(sưu tầm)