Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời


Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

Diệt Nấm CANDINA


 🌾 DIỆT NẤM CANDIDA (Thải độc nấm mốc dạ dày, đường ruột) Bằng dầu dừa


Cách làm đơn giản lắm: sáng ngủ dậy uống dầu dừa thôi. Xíu sau sẽ đau bụng buồn đi vệ sinh, mệt ng. Là nấm đang được diệt bên trong. Trước và sau khi uống dầu dừa 1 tiếng sau khi uống k được uống nước lọc hay đưa bất kì thứ gì vào ng nha. Sẽ làm cản trở quá trình diệt nấm


👇Cách 1: khá dễ ai cũng áp dụng được 


- 1 tuần đầu uống 15ml ( 1 thìa canh) để làm quen

- tuần 2 tăng lên 30ml

- Tuần 3 tăng lên 45ml nếu tăng thêm hơn thì càng tốt. Duy trì đến khi nào hết hiện tượng đau bụng mệt khó chịu sau khi uống chứng tỏ nấm đã gần hết rồi. Năm làm 2 - 3 lần, siêng thì uống liên tục cả năm cũng đc vì dầu dừa rất tốt cho sức khoẻ


👇 Cách 2:  hiệu quả mạnh hơn. Nhưng sau này sẽ ớn mùi dầu dừa k dám làm lần 2.  Mà Cách này 1 năm làm 2 - 3 lần


- nhịn ăn uống 210 - 250ml dầu dừa trong 1 ngày. Mỗi lần uống 50ml ngày uống 5 - 6 lần cho hết. Trong ngày hôm đó k uống nước k ăn gì cả. Làm được 2 càng rồi 


Hoặc Làm thải độc cafe cũng bỏ 1 xíu vào bình nước để hỗ trợ thải độc nấm candida. Mà H thấy cũng k cần lắm vì dơ túi hihi. Mà cafe cũng giúp kháng khuẩn kháng viêm rất nhiều khoáng chất trong cafe hữu cơ rồi


Dầu dừa rất tốt. Nó giúp làm ấm cơ thể diệt nấm virus vi khuẩn kí sinh trùng, kháng viêm. Bổ sung chất béo tốt, đẹp da, khoẻ tóc, ăn Smoothie hay uống nước ép nên cho 1 thìa dầu dừa để bổ sung chất béo tốt hàng ngày. 


🌾Dầu dừa dùng nấu ăn thay dầu công nghiệp sẽ tốt hơn nhiều nha. Ăn dầu công nghiệp hại sức khoẻ, Muốn tiết kiệm thì tự nấu dầu dừa còn tốt hơn thì mua ép lạnh.

St.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

BA BIẾN KHÚC VĂN CAO NGUYỄN TRỌNG TẠO

 



1.

Người gọi ông là “ba đỉnh núi sương mù”. Người gọi ông là “Dòng sông ba nhánh”. Người gọi ông là “Nghệ sĩ đa tài”. Người gọi ông là “Bậc tài danh thế kỷ”… Khi tôi gặp ông thì ông đã 57 tuổi, chòm râu dài phất phơ ngả bạc như tiên lão bảy mươi. Ông ngồi một mình trên đi-văng đệm vải cũ càng, mắt nhìn vào chén rượu gạo bình dân như chẳng chờ đợi một điều gì. Có lẽ ông đã ngồi như vậy mấy chục năm liền. Những chai rượu đầy vơi vơi đầy không nhớ đã bao lần.

Cũng không nhớ đã bao lần trên đất nước này và cả những nước khác, người ta đã hát vang bài ca của ông, bài Quốc ca Việt Nam mang hồn thiêng sông núi: Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.

Khi nghe Phan Lạc Hoa giới thiệu tôi, mắt và miệng ông ánh lên nụ cười gần gũi, bình dị: “À, cái anh Nghệ nhận Quan Họ làm quê đây!”. Ông với tay kệ tủ lấy thêm ly, và Nguyễn Thụy Kha rót rượu. Ông đối với bọn trẻ chúng tôi như với bạn. Khi thân mật rồi, hầu như chẳng còn khoảng cách tuổi tác. Có lẽ vì thế mà ông luôn luôn mới. Chúng tôi rủ ông đến quán lòng lợn tiết canh đầu chợ Đuổi, ông đồng ý ngay, nhưng nhắc là nên mua rượu ở quán cạnh bến xe Kim Liên, loại rượu gạo ông thường uống. Quán đông quá, chúng tôi mượn một cái chiếu trải vào túp lều tranh bỏ trống bên cạnh. Cứ ngồi xếp bằng mà uống rượu và hút thuốc lào như ở làng ở xã. Người ra vào chợ đông đúc, ồn ào, hình như cũng không ai biết ông già ngồi quán bình dân này là tác giả Quốc ca. Còn chúng tôi, lần đầu tiên được biết những bài thơ ông làm để rồi cất lại trong lòng, không đưa in đâu cả, mà dù có đưa in thì người ta cũng chẳng in cho.Mấy chục năm nay, ông chỉ làm bìa sách, vẽ hình minh họa cho báo và làm nhạc… không lời. Những bài thơ của ông khiến chúng tôi nổi cả da gà, kinh ngạc vì thán phục. Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ của ông thật đến siêu thực. Thơ của ông mới bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên.

Buổi sáng nay cả phố phường như mở hội.

Mọi con người đeo mạt nạ đi chơi.

Vui lên cành non

Lá bàng trên phố xanh màu ngọc

Những mặt nạ gặp nhau chào hỏi

Ô kìa

Nước mắt mồ hôi

Sao chảy ra trên từng mặt nạ

Đến giờ, tôi vẫn nhớ giọng vang trong của ông đọc thơ trong quán rượu. Bài thơ Năm Buổi sáng không có trong sự thật ông làm năm 1960 mà tôi tưởng ông vừa làm trong quán rượu năm 1980 này. Chúng tôi nghe như nuốt từng lời thơ của ông vào tâm khảm. Khi ngấm rượu, ông nói hay đến nỗi tôi tưởng là đang nghe ông trong giáo đường chứ không phải giữa chợ. Vì thế mà chúng tôi đều thuộc bài thơ ngắn Không đề ông làm năm 1967. Bài thơ như một cuốn phim cực ngắn chứa đầy âm nhạc và treo lơ lửng một câu hỏi trước cuộc đời:

Con thuyền đi qua

Để lại sóng

Đoàn tàu đi qua

Để lại tiếng

Đoàn người đi qua

Để lại bóng

Tôi không đi qua tôi

Để lại gì?

Hơn 20 mươi năm “im lặng” về thơ lại chính là thời gian ông làm thơ nhiều nhất. Những bài thơ chi chít trong cuốn sổ tay nhỏ xíu úa màu thời gian vàng vọt. Những bài thơ viết trên vỏ bao thuốc lá nhặt được trong quán rượu. Có bài thơ được ghi lại không phải chữ của ông mà là chữ của vợ ông, bà sợ ông quên đi mất nên bắt ông đọc lại để bà chép lại. Năm 1987, Nguyễn Thụy Kha đã lần mò chép lại những bài thơ trong tập bản thảo nhòe mờ ấy của ông rồi đưa cho tôi đọc. Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ Lá, Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói: “Ba thằng mày bảo được là được!”. Dù là trong thời kỳ “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bài Đồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995 này, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng ông nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.


Người ta các đồng chí của tôi

Treo tôi lên một cái cây

Đợi một loạt đạn nổ

Tôi sẽ dẫy như một con nai con

Ở đầu sợi dây

Giống như một nữ đồng chí

Một anh hùng của Hà Tĩnh

Tôi sẽ phải kêu lên

Như mọi chiến sĩ bị địch bắn

Đảng Lao động Việt Nam muôn năm

Cho mọi người hiểu khi tôi chết

Vẫn còn là một đảng viên

Cho mọi người hiểu khi tôi chết

Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ

đã nuôi cách mạng

Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi

dẫy chết

Có mẹ tôi

Ba lần mang cơm đến nhà tù

Hãy quay mặt đi

Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được

Bao năm nữa

Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa

Của chúng ta.

Chết đi mang theo hình đứa con

Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá

Sẽ nhớ đến bao giờ

Đến bao giờ các em hết nhớ

Hình ảnh tôi bị treo trên cây

Bị bắn

Hãy quay mặt đi

Cho các đồng chí bắn tôi…

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống

Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống

Đảng Lao động Việt Nam muôn năm

Đảng Lao động…

(1956)

Tập thơ Lá của ông được in ra không đúng như chúng tôi đã chọn dưới sự ủy thác của ông, 5 bài thơ ông tâm đắc bị bỏ ra, và thay vào mấy bài thơ ông in báo hồi kháng chiến chín năm. Tuy không được hài lòng lắm, nhưng ông cũng mỉm cười sau 30 năm trở lại thi đàn. Ông lại tiếp tục viết những bài thơ mới. Vẫn là Văn Cao tươi ròng, không tuổi.

Tôi đẻ ra trần truồng

được những lót tã

là của cải…


2.

Sao tôi lại nhớ sinh nhật 60 tuổi của ông? 15 -11 -1983. Chiều, trong căn phòng gác hai số nhà 51 Trần Hưng Đạo, nơi Bảo Đại từng ở sau cách mạng tháng Tám, nơi mà một phần tư thế kỷ trước Văn Cao thường xuất hiện cùng bạn bè đồng nghiệp văn nghệ sĩ. Lâu quá rồi ông mới xuất hiện chính thức thức trở lại nơi này, và là nhân vật chính của buổi lễ sinh nhật 60 tuổi do Hội Nhạc sĩ tổ chức. Hoa và rượu. Những lời chúc tụng, những bài hát của ông vang lên mừng tuổi ông. Có cả Thiên Thai, Trương Chi hơn 30 năm vắng bóng trở về, khiến cả hội trường lặng phắc, ân hận và khâm phục. Chiếc dương cầm Đặng Thái Sơn tặng Hội Nhạc sĩ sau lần đăng quang, vang lên những bản nhạc không lời Văn Cao. Những bản nhạc ông viết sau cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm kết thúc, sau cái đêm trắng đi cùng với Hữu Loan quanh hồ Ha-le ngột ngạt, u ám, không biết nói gì trước khi chia tay nhau để tác giả Màu tím hoa sim trở về Thanh Hóa làm một “Lão nông tri điền”. Những bản nhạc chứa đầy nỗi đau  chia cắt  cùng với khát vọng thống nhất cháy bỏng. Đấy là các bản Hàng dừa xa, Sông tuyến và Biển đêm. 

Inline image.jpg


Rồi đến lượt Văn Cao xuất hiện trước cây dương cầm. Im lặng. Chờ đợi. Ông cứ ngồi im trước cây đàn đến mấy phút liền. Một bàn tay của ông đã bị chấn thương trước đó 10 năm, khi ông đang đi bách bộ trên hè đường và bị một chiếc xe com-măng-ca không số từ dưới đường tạt lên chèn ngã. Ông sẽ chơi đàn thế nào đây? Bỗng bàn tay ông nắm lại thành một nắm đấm. Ông bất ngờ đấm vào những phím đàn, vang lên hợp âm chói gắt như bom nổ. Thêm một nắm đấm nữa. Hai nắm đấm của ông cùng với cả cùi tay trút bão táp vào cây đàn, hết đợt này đến đợt khác. Chuỗi âm thanh ghê gớm ấy bỗng lặng đi đột ngột. Mọi người như nín thở. Ông dùng ngón tay trỏ chầm chậm mổ nhẹ vào một phím đàn, từng tiếng, từng tiếng một vang lên rành rọt, chậm dần, nhỏ dần cho đến khi ông thu bàn tay lại, trong tiếng vỗ tay ào lên không dứt của mọi người.

Trước Văn Cao, chưa thấy ai chơi đàn như thế. Chính vì thế mà ông luôn là ông, không giống ai, và nếu ai muốn giống ông thì cũng khó mà giống được.

Tối hôm đó, ông hẹn mấy người về nhà ông uống rượu. Tôi và Kha tới thì đã thấy Văn Cao đang ngồi cùng Trịnh Công Sơn và Cao Xuân Hạo. Ông nhờ tôi sang gọi Trần Dần bên kia đường Vũ Lợi. Ông bảo: “Có thêm Trần Dần nữa mới vui”. Tôi đến nhà Trần Dần thì ông đang bên nhà hàng xóm. Trong lúc đợi vợ ông đi gọi ông về, tôi nhìn vào bức tường và thấy hiện rõ một hình nhân. Đấy là nơi Trần Dần tựa lưng suốt mấy chục năm qua. Tôi rùng mình hình dung ra cái bóng đang động cựa như một con người thật. Vừa lúc Trần Dần về trong bộ quần áo pirama ngả màu cháo lòng, ông gầy yếu quá, gầy yếu hơn cả cái bóng của chính mình trên tường nhà.

- Anh Văn mời anh sang nhà uống rượu – Tôi nói – Hôm nay sinh nhật anh ấy. Sáu mươi rồi.

-  Thế à? Những ai?

Tôi kể tên mấy người. Trần Dần mỉm cười:

-  Thế thì sang.

Vợ ông nhắc ông thay quần áo. Nhưng bộ quần áo mới cũng đã cũ lắm rồi. Ông kém Văn Cao ba tuổi, nhưng trông già nua và chậm chạp như một ông lão khổ hạnh. Chỉ có đôi mắt là lúc nào cũng có lửa. Cái ngọn lửa đó đã rực cháy trong nhiều tác phẩm văn thơ của ông dọc các nẻo đường kháng chiến: Cách mạng tháng Tám, Trường ca Việt Bắc, Nhất định thắng, Người người lớp lớp… và hàng loạt tác phẩm còn nằm trong bản thảo như tiểu thuyết Cổng Tỉnh, Mùa sạch, Ngã tư những cột đèn, v. v…

Văn Cao với tay lên kệ tủ lấy thêm một cái ly thủy tinh đặt trước mắt Trần Dần. Trong khi tôi rót rượu, ông dặn tôi: “Dần sức yếu, dễ say đấy”. Nhưng sau khi cụng ly, chỉ riêng Trần Dần là uống cạn.

Chuyện trò, đọc thơ, và hát. Cao Xuân Hạo nhớ nhiều những kỷ niệm thời kháng chiến chống Pháp, về những bài hát thời bấy giờ của Văn Cao mà anh đã hát. Văn Cao cũng nhắc lại vài bài hát của Cao Xuân Hạo mà ông đặt nhiều hy vọng. Cao Xuân Hạo có một giọng hát thật vang trong, bay bổng, đã ở tuổi 53. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe bài hát thuở xưa của anh. Văn Cao nói rằng, ngày ấy nếu Hạo đi hẳn vào nhạc, chắc chắn sẽ thành đạt, dù sau này là một dịch giả nổi tiếng về Lép Tônstôi, Đôxtôiepski, Aitmatốp… Trần Dần chỉ lặng im uống và nghe, dù là nghe chính những câu thơ lấp lánh, táo bạo của ông do Nguyễn Thụy Kha hay Văn Cao đọc lên. Chỉ đến khi nghe Trịnh Công Sơn hát, ông mới nheo mắt cười cười, buột ra mấy tiếng: “Tiểu quỷ! Mày là tiểu quỷ!”, rồi cũng chẳng giải thích gì thêm. Cứ thế mà cuộc rượu kéo dài tới nửa đêm, mặc cho bà Băng nhắc nhở về thời gian, và ép người này người khác ăn các món do chính tay bà nấu.

Khi chúng tôi chia tay vợ chồng Văn Cao bước xuống cầu thang, chuông đồng hồ nhà bên điểm 12 tiếng. Thế là trọn ngày sinh nhật của ông. Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng, cuộc đời đã bắt đầu bước vào một ngày mới.


3

Hai mươi năm cuối đời, Văn Cao chỉ viết vài ba bài hát, đấy là bài Mùa xuân đầu tiên (1976) và bài Tình ca Trung du (1984). Bài mùa xuân đầu tiên ông viết sau ngày nước nhà thống nhất, khi cảm xúc trào lên ào ạt ở những người khác, thì cảm xúc của ông lắng lại, bình thản sau quá nhiều xáo trộn cuộc đời. Ông nhìn thấy “mùa xuân dặt dìu theo én về”, ông lắng nghe tiếng “gà đang gáy trưa bên sông”, và ông khẳng định rằng cái “mùa bình thường” đã về: “Từ đây người biết quê người – Từ đây người biết thương người – Từ đây người biết yêu người”. Âm nhạc của ông vẫn đẹp, ấm và sang trọng, thoát hẳn ra ngoài những bài hát reo vui đại thắng lúc bấy giờ. Đó là bí mật tài hoa của riêng ông. Bài hát liền sau đó được dịch và in ở Liên Xô. Chỉ tiếc rằng, hầu như nó chẳng được phổ biến trong đất nước của mình. Có lẽ ông ít viết bài hát ở giai đoạn sau là vì thế. Rồi mùa thu 1984, tôi đi cùng ông trong tốp nhạc sĩ lên Vĩnh Phú theo lời mời của bộ tư lệnh Thông tin. Có lẽ lâu lắm rồi, ông mới có dịp “đi sáng tác tập thể” như lần này. Chúng tôi về một nhà máy thông tin dưới chân núi Thắm, tiếp xúc với những người lính thợ, nghe thành tích của họ, xem họ làm việc và nói chuyện, đọc thơ, hát cho họ nghe. Văn Cao kể lại những kỷ niệm xưa bên dòng sông Lô đã giúp ông viết nên bản Trường ca Sông Lô bất hủ. Trên đường về, gặp nhà thơ Bút Tre, hai ông hôn nhau xúc động chảy nước mắt. Nguyễn Thụy Kha gọi Văn Cao và Bút Tre là tiêu biểu cho hai “trường phái thơ hiện đại Việt Nam”. Các ông được xếp “đồng hạng” với nhau, lấy làm thích thú lắm. Sau chuyến đi ấy, chúng tôi đều viết về bộ đội thông tin, chỉ riêng Văn Cao là viết tình ca. Bài Tình ca Trung du giai điệu sáng láng, lời ca đẹp như thơ. Một cánh tay sông Hồng. Một cánh tay sông Lô. Hai cánh tay như ôm trung du. Và ở đoạn kết là lời hẹn hò trở lại thật bâng khuâng: “Hẹn trở về bên núi Thắm, vào một ngày mùa thu sáng láng… nắng trên đồi như trôi trên sông”.

Càng ngày, sức khỏe Văn Cao càng giảm. Huyết áp thường bị tụt. Phổi bị khô. Cột sống bị thoái hóa, có giai đoạn phải mặc “áo giáp” để đỡ cột sống. Nhưng ngồi với ông, lúc nào cũng vui. Tháng tư 1985, Thanh Thảo ra Hà Nội tổ chức cho Văn Cao, Nguyễn Thụy Kha và tôi vào thăm Nghĩa Bình theo lời mời của Tỉnh. Ông mừng lắm, thậm chí còn nói rằng, có thể đây là chuyến đi cuối cùng về phía nam. Đang chuẩn bị thì ông bị đau, may mà qua nhanh được. Thanh Thảo lấy thêm vé máy bay cho vợ ông, vì nếu  thiếu bà thì chuyến đi sẽ dễ gặp bất trắc, bà còn là “bác sĩ riêng” của ông. Cả tỉnh Nghĩa Bình mừng vui đón ông, chỉ thiếu dựng cổng chào. Tôi nói vui như thế, vì ở đâu ông cũng được quần chúng hâm mộ và kính trọng như đối với một nhân vật đặc biệt của đất nước. Còn ông thì đối với ai cũng bình dị, gần gũi. Đêm ghé vào khách sạn Sa Huỳnh, cả khách sạn mời ông ở lại trọn đêm. Ông gọi những người ở đây bằng em và bảo họ cứ gọi ông là anh. Và ông tự giới thiệu: “Anh chỉ hai mươi thôi – rồi ông chỉ vào vợ – còn đây là bồ của anh”. Chính tâm hồn trẻ đẹp của ông đã xóa đi sự ngăn cách về tuổi tác, về sự mặc cảm giữa con người.

Trong chuyến đi này, ông “phát hiện” ra rượu Bàu Đá, một loại rượu trắng được nấu từ các lò rượu làng Bàu Đá, cách thành Bình Định tám chín cây số. Văn Cao cho rằng trong đất nước này, chỉ có rượu Bàu Đá mới có thể sánh được với rượu Làng Vân nổi tiếng, ông nhấp rượu Bàu Đá và nhận xét: “Rượu Vân mỏng, rượu Bàu Đá dày”. Xe đi tới đâu cũng chở theo rượu Bàu Đá, vì ông không hợp với bia. Đến huyện Mộ Đức, trong bữa tiệc chiêu đãi, thấy ông mang rượu trắng ra uống, người ta liền mang ra mấy chai Napoléon thật đặc biệt: vỏ chai sần sùi bởi những con sò biển đã bám chặt từ bao giờ. Đấy là rượu huyện vừa vớt được từ dưới đáy biển Ngang. Chả là hồi 1976, một con tàu chở rượu từ Sài Gòn ra Hà Nội phục vụ đại hội Đảng đã bị đắm ở đây. Ôi, rượu Napoléon dưới đáy biển cả chục năm trời, thế gian này đã mấy ai được uống? Thế mà Văn Cao và chúng tôi đã gặp may mắn bất ngờ.

Mấy ngày sau, Văn Cao viết được hai bài thơ Qui Nhơn 2 và Quy Nhơn 3 khép lại chùm thơ Qui Nhơn độc đáo mà bài Qui Nhơn 1 ông đã viết ở Hà Nội. Khuya lắm rồi, ông gõ cửa phòng tôi, gọi tôi sang phòng ông uống rượu, và nghe thơ mới làm. Tôi giật mình khâm phục bài thơ và sức sáng tạo của ông. Chúng tôi, ai mà chẳng nhìn thấy những tháp Chàm đơn côi dọc miền Trung, nhưng cái nhìn của ông thật lạ lùng:

Từ trời xanh

rơi

vài giọt tháp Chàm

Tôi đọc kỹ hai bài thơ mới của ông, và xin ông sửa một chữ trong đoạn kết bài Qui Nhơn 2: “bỗng một ngày bà mẹ Qui Nhơn – nói với tôi một lời – một tiếng – chào con!”. Theo tôi không nên dùng chữ chào, bà mẹ mà chào con thì khách sáo thế nào ấy, nên dùng chữ à con, nó vừa tự nhiên, vừa tình cảm. Văn Cao khoái lắm, ông khen tôi: “Mày đúng là thằng Nghệ”. Và ông nhờ tôi lấy bút sửa vào bản thảo giùm ông. Trong nghệ thuật, Văn Cao là một người biết lắng nghe. Chính vì thế mà ông trở thành tầm cỡ.

Mỗi lần ra Hà Nội, tôi thường cùng Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường ghé thăm ông ở căn nhà 108 Yết Kiêu. Lần nào cũng được ông dành cho chai rượu ngon. Những chai rượu người ta tặng ông. Lần cuối cùng gặp ông ở Đại hội Nhạc sĩ, ông lại bảo: “Tao dành chai rượu, trước khi về, mày đến mà mở”. Nhưng tôi đã lỡ hẹn với ông. Ngày Hà Nội đưa tang ông, tôi ở Huế buồn quá, đến nhà Mai Khắc Ứng uống rượu, cùng nhau tưởng nhớ ông. Tôi uống gần hết bình rượu mà Mai Khắc Ứng không dám ngăn, vì sợ tôi buồn. Mãi ngày sau tôi mới biết, đấy là bình rượu nhung hươu bạc triệu của ông bạn họ Mai. Trong cõi Thiên Thu, giá mà biết chuyện này, chắc Văn Cao sẽ cả cười…


=====================================ST.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

MỐI TÌNH ĐẠI BÀNG

 CÁC BẠN CÓ BIẾT ĐẠI BÀNG CÁI TÌM CHA CHO CON CỦA NÓ THẾ NÀO KHÔNG?


Hay phết đấy! Đại bàng cái bẻ một mẩu cành cây, ngậm ở mỏ, bay lên thật cao rồi cứ lượn vòng trên ấy. Xung quanh con cái sẽ xuất hiện các đại bàng đực, khi ấy đại bàng cái sẽ nhả mẩu cành cây ra, rồi bay ở trên quan sát. Sẽ có con đại bàng đực chộp được cái mẩu que ấy trong không trung, không cho nó rơi chạm đất, rồi đem nó tới chỗ con cái, cẩn thận trao lại, từ mỏ của mình sang mỏ con cái. Đại bàng cái lại bay lên cao tít, rồi lại thả, đại bàng đực lại lao đi bắt cái qua ấy ở trên không…Nếu từng ấy lần thử thách con đực luôn bắt được, thì nó sẽ được lựa chọn để làm bạn đời. Để làm gì ư, thì đây….

Đôi “uyên ương” sẽ làm tổ ở những hốc đá tít trên cao. Tổ chim là những que cứng, nếu không có đủ chúng dùng mỏ giật lông vũ của chính mình ra, rớm máu thịt. Chim bố và chim mẹ dùng chính lông của mình để lót ổ, để trám tất cả những khe hở, sao cho chim non sẽ được ấm áp, êm ái nhất có thể. Chim cái sẽ đẻ trứng vào ổ, và cả hai sẽ cùng nhau ấp nở. Chim đại bàng non (thường là hai con) được sinh ra rất nhỏ bé, lẩy bẩy yếu đuối, trần trụi… và chim mẹ, chim bố sẽ dùng chính cơ thể mình sưởi ấm cho con, che chở nắng mưa, đem đến cho chim con nước và thức ăn, chúng sẽ lớn rất nhanh. Và khi ấy chim mẹ và chim bố thấy, là đã tới lúc rồi…

Chim bố đứng cạnh tổ chim, bắt đầu đập cánh dữ dội, cả tổ chim chao đảo, rụng rời. Để làm gì ư? Để tung bay đi hết những lông chim, còn trơ lại mỗi cái khung ban đầu chính chim bố, chim mẹ làm bằng các cành cây. Chim non bên trong hoảng sợ, chúng thấy tổ chim tan tành, chúng không hiểu vì sao chim bố, chim mẹ trước kia đang yêu thương chiều chuông thế, nay lại … Chim mẹ khi đó bay đi kiếm mồi, hoặc tránh mặt đi đâu, không nỡ nhìn những chú chim con ngơ ngác. Nhưng rồi chim mẹ bắt được cá, quay về ngồi cách tô chừng 5 mét, cho các con trông thấy. Nhưng chim mẹ không mớm mồi cho con nữa, mà bắt đầu ăn cá, kệ cho lũ con kêu réo đòi ăn.

Đói thì phải lo thân thôi, chin non đành lò dò ra khỏi cái tổ bây giờ cũng chả còn ấm êm gì nữa. Chúng chưa hề làm như thế trước kia, và sẽ không làm đâu nếu vẫn được bố mẹ cho ăn. Chim non còn chưa biết gì hết về cuộc đời này, tổ chim thì nằm trên vách đá cao tít để thú săn mồi không rình rập được. Chim non trượt chân, ngã quay lơ, rồi rơi thẳng xuống dưới vực. Lúc đó chim bố (ngày xưa phải bắt cành cây do “người yêu” ném mãi rồi) sẽ phi từ trên cao xuống và đỡ chú chim con bằng lưng, chứ không đã tan xác mất rồi! Chim bố sẽ cõng chim con trên lưng, lại đưa lên cái tổ chim nay đã xác xơ, và mọi chuyện lại bắt dầu như thế. Các con thì ngã, còn bố thì đỡ và cõng lên. Không chú chim non nào ngã chết cả. Nhưng trong những cú ngã kinh người ấy chim non bắt đầu làm những động tác mà nó cũng không ngờ tới: xòe rộng đôi cánh còn lơ thơ mấy cọng lông của mình ra ngược chiều gió. Chim non bắt đầu bay! Và con nào biết bay trước thì sẽ được bố mẹ dẫn đường, cho bay tới nơi gần nhất có cá. Chứ không dùng mỏ cắp cá về mớm cho chim con nữa…

Con người cũng có thể học được nhiều điều từ đại bàng. Bắt đầu từ việc chọn cha cho những đứa con tương lai của mình….

Bonus: có 60 giống đại bàng khác nhau. Đại bàng chưa phải chim bay nhanh nhất, nhưng có thể bay được kể cả trong dông tố. Tốc độ bay đạt tới 200km/h, và lúc “bổ nhào” nó đạt vận tốc 320 km/h. Mắt nó cực tinh, nhìn một lúc được 2 vật khác nhau, khi săn mồi trên cao 3000m có thể nhìn thấy vật chỉ bằng quả trứng gà dưới đất trong phạm vi 11km2. Mắt có 2 màng bảo vệ, nhìn được góc 270 độ. Berkut là loài đại bàng lớn nhất, có thể bay lên 4500m cao để quan sát, còn đại bàng thường bay cao 700m. Đại bàng không “tái sinh” như phượng hoàng (trong cổ tích) nhưng “cải lão hoàn đồng” thì có: đến năm 40 tuổi đại bàng gặp vấn đề tuổi tác: lông ngực thưa dần đâm bay kém đi, móng bị mềm yếu, mỏ cũng lung lay… Và nó mất 5 tháng, sẽ thay mỏ, thay lông, mọc móng mới… Và nó lại “trẻ trung”, mạnh mẽ và sống thêm được tầm 40 năm nữa!

Việc nuôi dạy con xảy ra trong 3 tháng đầu đời của chim non. Đại bàng vô cùng chung thủy, chả khác gì thiên nga, chúng kết đôi với nhau cả đời. Chúng cũng không bỏ tổ chim, mà thường dùng lại cái khung cũ, chỉ “mông má” lại mà thôi. Nhiệm vụ lo đồ ăn, thức uống của chim đực, còn chim cái có nhiệm vụ rất quan trọng là trông nom bọn đại bàng con, chúng nó mới sinh ra đã có cái tính muốn hất anh em của mình ra khỏi tổ ấm rồi! Nguy hiểm đến mấy chúng cũng không bỏ chim con.

Đại bàng không bao giờ ăn thịt thiu, mà chỉ ăn mồi mình săn được. Có loài thì chỉ ăn thực vật, nhưng cũng phải tươi. Chỉ trong điều kiện bị loài người giam hãm, thì chúng đành ăn thịt hay đồ ăn thiu. Nhưng chúng sẽ không bao giờ sinh con đẻ cái nếu mất tự do!

Sưu tầm


Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CỰC KỲ DỄ LÀM






Các bố ,các mẹ hãy sẵn sàng có những hũ k.háng s.inh tự nhiên trong tủ lạnh nhé.


Thành phần: Để cho đơn giản hơn cho 5 hũ 1 lít như sau:


Giấm táo: 4 lít


Tỏi: 400 gr


Hành tây: 2 củ to


Gừng: 400 gr


Nghệ: 400 gr


Ớt đỏ nhỏ: 15 quả


Củ cải trắng: 1 củ to


Hạt tiêu xay nhỏ: 8 thìa bằng loại 10 ml


Cần tây: 2 cọng to


Riềng: 300 gr


Ớt Cayenne Pepers: 2 thìa loại 15 ml


Hành tím ta: 300 gr


Mật ong: 150 ml.


Nếu không tìm được mua được vị nào đó, thì cũng đừng vì thế mà không làm. Công thức này không hề cố định là phải có bao nhiêu thứ mới đủ tác dụng, nhưng ít nhất phải có 8 thành phần đầu tiên (được đánh dấu tick xanh). Tất nhiên, nếu gom được nhiều loại thì tác dụng của nó sẽ tốt và tổng hợp hơn.


Cách làm: Cần bình, vại có nắp, đủ to để chứa những thứ này (khoảng 10 lít).


- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, rửa sạch, gọt vỏ.


- Để cho ráo nước và xắt nhỏ, trộn đều, xếp theo lớp vào bình


- Đổ giấm táo vào bình, đậy kín nắp và lắc đều.


- Giữ trong tối, nhiệt độ trong phòng. Cố gắng mỗi ngày lắc một lần.


- Sau 2 – 6 tuần, bỏ toàn bộ vào máy xay sinh tố, xay thật đều, sau đó lọc bằng rây kim loại có lót vải màn. Vắt kiệt nước từ phần bã đã xay (nhớ dùng găng tay).


- Chắt nước ra lọ, bảo quản nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời. Nếu giữ đúng có thể được nhiều năm.


Liều dùng: Các bác sỹ thảo dược khuyên:


- Với ai bị đau họng, lấy độ nửa thìa cà phê cho vào mồm, súc sâu vào họng rồi nuốt luôn. Sau đó súc họng lại bằng nước nóng.


- Với người bị cảm, cúm, hắt hơi sổ mũi: 1 thìa canh pha vào 50 – 100 ml nước, 3- 4 tiếng một lần:


- Đề phòng bệnh tật và bảo vệ hệ thống miễn dịch: mỗi ngày 15 – 20 ml pha với 100 ml nước.


- nên pha 1 thìa canh dung dịch vào 1 cốc nước, uống trước khi ăn quãng 30 phút, mỗi ngày 1-2 lần. Chú ý dùng nước hơi ấm, hoặc nước ở nhiệt độ trong phòng vì nước nóng sẽ làm mất chất lượng của kh.áng sin.h tự nhiên.

ST.

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

NƯỚC ÉP LÁ TÍA TÔ

 🍄



Mình đọc thấy hay nên chia sẻ lại vì thấy nước có màu đẹp, cảm thấy uống ngon, có giá trị dinh dưỡng, mùi thơm dễ chịu. Quan trọng là hợp với tiêu chí thơm ngon, bổ rẻ

📌Tía tô rất dễ trồng, thường mình vứt hạt tía tô xuống 1 lần là cây tía tô cứ lên từ năm này sang năm khác, tranh thủ giữ giống luôn.

📌 Hoặc khi mua nhiều rau tía lô ăn cuốn xong, mình ngâm cành trong ly nước cho đến khi ra rễ, rồi đem trồng xuống vườn cũng ra lá rất nhanh.

📌 Lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng phát tán, phân giải và đào thải các độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.

- Khi bị ngộ độc thức ăn sẽ uống 1 ly nước tía tô thay cho thuốc tây.

- Thường xuyên bị căng thẳng nên uống 1 ly vào mỗi buổi sáng hoặc trong ngày an tâm.

- Người bệnh gout uống lá tía tô đều mỗi ngày sẽ giúp ức chế các enzyme Xanthine Oxydase hình thành Acid Uric, nguyên nhân gây bệnh gout.

- Người bị viêm dạ dày hoặc Hp bao tử có vi khuẩn trong dạ dày sẽ giúp kháng viêm và kháng khuẩn.


👉 Đặc biệt, lá tía tô có thành phần tinh dầu Perila Aldehyd, Limonene, Vitamin A và C, giàu khoáng chất sắc và Canxi:

- Phụ nữ uống hay tắm nước lá này giúp trắng sáng da, giảm nguy cơ da bị lão hóa.

- Rửa mặt bằng nước lá tía tô thay sữa rửa mặt, giữ nguyên không rửa lại bằng nước lọc giúp khắc phục tình trạng da khô và cung cấp Vitamin cho da.

- Phụ nữ mang thai uống nước tía tô giúp giảm thiểu nguy cơ bị động thai.

- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, khi uống tía tô sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé giảm thiểu bệnh sốt và nổi rôm sẩy, mẫn ngứa và bệnh sình bụng.

- Trẻ em bị hăm do sử dụng tả lót , thường xuyên nấu nước tía tô tắm cho bé.

- Khi mới bị ho, viêm đau họng, lá tía tô rửa sạch cuốn ăn như ăn bánh tráng cuốn là hết ngay.


☘️ Cách nấu:

Đun sôi nước lọc, cho cả thân và lá đã rửa sạch vào đun khoảng 2 - 3 phút. Sau đó đậy nắp và tắt bếp, ủ chừng 10 phút , sau đó vớt bỏ lá , cho vào một xíu xiu đường phèn hoặc xíu xiu đường đen, để nguội sau đó bảo quản trong ngăn mát. Khi uống bạn có thể vắt thêm 1 -2 giọt chanh vào để nước có màu đẹp và sẽ có vị ngon hơn nữa ❤️


❌Lưu ý:

- Người huyết áp cao không nên uống nhiều

- Mỗi ngày chỉ nên uống từ 3 00- 500ml.

ST.