Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời


Thứ Hai, 3 tháng 2, 2025

Ngô Thụy Miên


 Tính từ ca khúc đầu tay ký bút danh Đông Quân đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã có 60 năm gắn bó với âm nhạc. Những sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng, nhưng ít ai biết rằng phần lớn giai điệu ấy đều được viết từ một nguồn cảm hứng bất tận và cho một đối tượng thẩm mỹ duy nhất, chính là người vợ Đoàn Thanh Vân.


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ra tại Hải Phòng. Khi được 6 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn định cư. Hiệu sách Thanh Bình của người cha, đã khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật đối với Ngô Thụy Miên. Sau một thời gian theo học nhạc với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt và nhạc sĩ Hùng Lân, chàng trai Ngô Quang Bình bắt đầu chinh phục công chúng với bút danh Ngô Thụy Miên.


Khi vào Trường Âm nhạc Sài Gòn, Ngô Thụy Miên đã tương phùng nữ sinh Đoàn Thanh Vân, con gái của tài tử Đoàn Thanh Mậu nổi tiếng bậc nhất trên màn ảnh Sài Gòn thập niên 60 của thế kỷ trước. Hình ảnh Đoàn Thanh Vân khiến trái tim Ngô Thụy Miên 17 tuổi đã rung động thành ca khúc “Chiều nay không có em” thay cho lời tỏ tình: “Không có em đời mình, sao vắng vui/ Cuộc tình như lá khô, mộng mơ cơn mê chiều/ Không có em đôi mắt buồn nào đợi chờ/ Xin cho nhau lời vỗ về, sao đành quên đi ngày tháng đó”.


Những ngày hẹn hò với Đoàn Thanh Vân được Ngô Thụy Miên đánh dấu bằng ca khúc “Mùa thu cho em” rạo rực: “Nắng úa dệt mi em/ Và mây xanh thay tóc rối/ Nhạt môi môi em thơm nồng/ Tình yêu vương vương má hồng/ Sẽ hát bài cho em, và ru em yên giấc tối/ Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi/ Chờ em, anh nghe mùa thu tới”.


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên rất hâm mộ dòng nhạc tiền chiến, nên những ca khúc khởi nghiệp của Ngô Thụy Miên có màu sắc tương đối giống lớp nhạc sĩ tiền bối. Tuy nhiên, âm nhạc Ngô Thụy Miên đã định hình phong cách riêng, sau một loạt ca khúc phổ thơ Nguyên Sa như “Áo lụa Hà Đông”, “Paris có gì lạ không em” hoặc “Tuổi mười ba”.


Nếu như việc phổ nhạc cho thơ Nguyên Sa là mối duyên thơ - nhạc, thì cuộc tình với Đoàn Thanh Vân là mối duyên đời - nhạc của Ngô Thụy Miên. Những xao xuyến lứa đôi đã làm thăng hoa âm nhạc Ngô Thụy Miên, mà ca khúc “Mắt biếc” ông viết tặng người yêu Đoàn Thanh Vân được đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi ra đời: “Nhớ tới năm xưa bên nhau/ Bước trong chiều mưa phím ru nhẹ đưa/ Bến cũ đam mê say sưa/ Lá thu còn rơi người xa vắng người/ Mắt biếc năm xưa nay đâu/ Cánh sao còn đây tóc mây nào bay/ Phố vắng mênh mang mưa rơi/ Ước mơ nào nguôi tình đã phai rồi”.


Năm 1973, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân đính hôn. Đám cưới của họ dự định sẽ tổ chức sau khi Đoàn Thanh Vân tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, sự kiện 30/4/1975 đã thay đổi nhiều điều. Đoàn Thanh Vân theo cha mẹ di cư sang Mỹ, mà không kịp nói lời giã biệt vị hôn thê.


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổ lộ: “Một sáng tác mà tôi rất yêu quí, có mang một chút hình ảnh thời sự, đó là bài "Em còn nhớ mùa xuân”. Đó là tình khúc duy nhất tôi đã viết ở Sài Gòn sau tháng 4/1975 trong nỗi nhớ một người bạn gái đã ra đi, và giữa những biến chuyển xảy ra quanh mình. Bản nhạc nhắc đến những kỷ niệm đẹp của chúng tôi một thời thơ mộng”.


Ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân” được nhiều ca sĩ trình diễn ở hải ngoại, rồi sau đó lại tiếp tục chinh phục người yêu nhạc trong nước: “Những thành phố em sẽ đi qua/ Đây Paris, đây Luân Đôn, đây Vienne/ Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua/ Nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau/ Em có mơ ngày hát câu hồi hương”.


Khi chắc chắn người yêu đã không thể “hát câu hồi hương” như mình hy vọng, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã vượt đại dương để đi tìm người phụ nữ đã cùng mình ước thề gắn kết. Thật may mắn, họ cũng đã tìm được nhau. Năm 1979, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân tổ chức lễ cưới tại bang California, Mỹ.


Chuỗi ngày hòa nhập nơi đất khách cũng đầy gian nan. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không còn hứng thú các hoạt động biểu diễn trên sân khấu, nên chọn cách đi làm công nhân như một người Việt bình thường mưu sinh xứ người. Vợ chồng Ngô Thụy Miên dọn đến thành phố Olympia của bang Wasington, Mỹ để sinh sống với không ít muộn phiền và lo toan.


Nhìn vào số lượng ca khúc của Ngô Thụy Miên phổ biến sâu rộng trong đời sống, ai cũng ngỡ ông sáng tác rất nhiều. Thực tế, như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tự tổng kết, ông chỉ sáng tác hơn 60 ca khúc. Có khi vài ba năm ông mới có cảm hứng để viết một ca khúc. Và quan trọng hơn là có nhiều ca khúc ra đời mà Ngô Thụy Miên cũng không có ý định công bố.


Chẳng hạn, ca khúc “Riêng một góc trời” chỉ được Ngô Thụy Miên hát cho vợ suốt nhiều năm, sau đó ca sĩ Tuấn Ngọc mới đến tận nhà để xin được thu âm và lan tỏa cực nhanh vào công chúng: “Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên dòng suối mơ/ Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa rời chốn xưa/ Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ/ Mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn mây trôi, hắt hiu tình tôi”.


Vợ chồng Ngô Thụy Miên – Đoàn Thanh Vân hiếm muộn con cái, nhưng đi đâu cũng có nhau. Thỉnh thoảng họ cùng hát lại những ca khúc một thời thanh xuân của mình để vỗ về cuộc tình trăm năm.


Với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, tình đầu cũng là tình cuối, thủy chung và son sắt như ca khúc “Bản tình cuối” mà ông viết cho người bạn đời: “Mưa có rơi và nắng có phai/ trên cuộc tình yêu em ngày nào/ Ta đã yêu và ta đã mơ, mơ trăng sao đưa đến bên người/ Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào/ Một lần gặp gỡ nhưng tình đã xa xưa”.


Sa Long Long Anh Ba Theo:nongnghiep.vn @nêu bật

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025

Chanh gừng xả


Trong Đông y, chanh với vị chua đặc trưng không chỉ giúp thanh nhiệt mà còn có khả năng kiềm hóa cơ thể, hỗ trợ cân bằng âm dương hiệu quả.

Mía mang vị ngọt tự nhiên, bổ sung năng lượng cho khí huyết lưu thông, đồng thời nuôi dưỡng tế bào.

Sả và gừng, với tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, làm ấm tỳ vị, hỗ trợ thải độc, còn chút muối biển hay muối hồng sẽ bổ sung khoáng chất cần thiết, cân bằng điện giải và tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể.

Cách làm như sau:

- Cô bác, anh chị chỉ cần đun 4-5 gốc sả đập dập cùng 1 củ gừng nhỏ với 1 lít nước trong 5 phút

- Để nguội rồi thêm nước mía, vắt chanh và chút muối biển là có ngay thức uống vừa thơm ngon, dễ uống lại cực kỳ bổ dưỡng.

Nước này có thể dùng hàng ngày thay nước lọc, không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giữ âm dương hài hòa, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Công thức này dễ uống, thơm ngon và lành tính, bà con có thể thay nước lọc hàng ngày để duy trì sức khỏe. Kiên trì uống sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng, khỏe khoắn hơn từng ngày.

Thời gian gần đây tôi đang tập trung xây dựng cho cộng đồng chữa bệnh từ gốc. Tại đây tôi chia sẻ rất nhiều thông tin về gốc của bệnh tật, của sức khỏe. Cô bác, anh chị quan tâm tham gia cộng đồng tại đây nhé

https://www.facebook.com/groups/congdongchuabenhtugoc

Củ Dền

 CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI THUỐC BỔ MÁU  CỦ DỀN + MÍA  ( Cực kì đơn giản mà lại rất rẻ )


Cứ 1 tháng uống 5-7 ngày là thấy chân tay mặt mũi hồng hào, niêm mạc mắt đỏ, cơ thể dễ chịu , ấm hơn . Và chị em phụ nữ đến kì đèn đỏ thì sẽ thấy dồi dào , dễ chịu, đỏ tươi.


Đường của mía kết hợp với củ dền xảy ra phản ứng hoá học khi đun trở thành bài thuốc lành tính, giúp máu được tạo nhanh .


 Cách làm cho 2 người uống:

- Lấy 1/2 thanh mía mà hay dùng để ép nước dài tầm 25cm ( độ ngọt tuỳ khẩu vị )

- 1 củ dền bằng nắm tay, nên thái lát mỏng

-  Lượng nước uống cần thiết với nhu cầu của từng người (tối thiểu mỗi người 1lit/ngày).

Có thể đun tiếp 2-3 lần nước nếu muốn.


 Về âm dương thì:

+ Củ dền trong lòng đất nên mang năng lượng dương ấm áp => nên uống được cả buổi tối  ( tối khí trời âm lạnh , cơ thể cần ăn uống đồ tính dương để cân bằng với bên ngoài) 


+ Mía tính mát, thanh nhiệt. Khi đun kết hợp với củ dền sẽ trở thành bài thuốc có tính cân bằng âm dương ( ngọt dịu, thanh thanh) 


 Vừa là thức ăn , vừa là bài thuốc bổ máu , lành tính , phù hợp với mọi lứa tuổi , bầu bì, trẻ em, người ốm yếu,…

Lưu ý Ai chân tay lạnh người âm hàn thì bổ sung thêm nguồn năng lượng cho TỦY 1.5 thìa Cafe bột Gừng hoặc vài lát gừng nướng khi uống nhé

Uống lượng vừa đủ . Không nên uống quá nhiều thành phản tác dụng.


A di đà phật!